Xử lý hàng tồn kho khi tạm ngừng kinh doanh [Cập nhật 2024]

Trong quá trình kinh doanh ai cũng muốn việc kinh doanh được suôn sẻ và phát triển. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp, chủ doanh nghiệp, công ty sẽ muốn tạm ngừng việc kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì một lý do nào đó. Để có thể hiểu hơn về nội dung này, mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung Xử lý hàng tồn kho khi tạm ngừng kinh doanh trong bài viết dưới đây.Xu Ly Hang Ton Kho Khi Tam Ngung Kinh Doanh

Xử Lý Hàng Tồn Kho Khi Tạm Ngừng Kinh Doanh

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Do đó, khi công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động thì tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Về tổng quát, quy trình thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh đơn giản về dễ tiến hành hơn so với việc dừng kinh doanh hoàn toàn (giải thể).

2. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hoạt động doanh nghiệp

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…);
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

3. Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh bao nhiêu lần?

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”

Như vậy, sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có quyền được tiếp tục tạm ngừng kinh doanh khi có nhu cầu. Điều kiện bắt buộc khi tạm ngừng doanh nghiệp lần tiếp theo là phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2020, từ 01/01/2021, doanh nghiệp không bị hạn chế số lần được tạm ngừng kinh doanh, tuy nhiên mỗi lần tạm ngừng không được quá 01 năm.

Tham khảo bài viết: Tạm ngừng kinh doanh để tái cơ cấu theo quy định hiện tại 

4. Xử lý hàng tồn kho khi tạm ngừng kinh doanh

Xuất hóa đơn bán hàng cho khách lẻ không lấy hóa đơn

Cách này khá an toàn. Tuy nhiên doanh nghiệp chịu 10% thuế GTGT, đồng thời làm tăng doanh thu bán hàng trong kỳ. Mặc dù thực tế trong kỳ không phát sinh, như vậy cần phải cân đối được doanh thu chi phí làm sao cho hợp lý với số thuế TNDN phải nộp.

Hạch toán 2 bút:

Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111

Có TK 511, 3331

Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632

Có TK 156

Xuất hàng cho biếu tặng nhân viên

Theo hướng dẫn tại khoản 7 điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:

“Đối với trường hợp này xuất hàng cho biếu tặng nhân viên vẫn phải xuất hóa đơn. Trên hóa đơn phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa dịch vụ của khách hàng.”

Như vậy có thể thấy xuất hàng cho biếu tặng nhân viên là một khoản chi có tích chất phúc lợi. Vì vậy nó được tính vào chi phí được trừ khi xác đinh thuế TNDN. Tuy nhiên để được tính vào chi phí hợp lý được trừ cần lưu ý: Tổng số chi có tính chất phúc lợi không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm.

Chứng từ kèm theo: Hóa đơn, phiếu xuất kho, danh sách nhân viên được cho biếu tặng hàng hóa.

Hạch toán kế toán:

+ Sản phẩm hàng hóa dùng để cho biếu tặng được chi bằng quỹ khen thưởng phúc lợi

Nợ TK 353

Có TK 511, 3331

+ Đồng thời ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632

Có TK 156

Xuất hàng hóa trả thay lương cho người lao động

Trường hợp này cũng phải xuất hóa đơn tương tự như trường hợp hàng hóa cho biếu tặng ở trên.

Chứng từ kèm theo: Hóa đơn, phiếu xuất kho, bảng lương

Hạch toán kế tooán:

Nợ TK 334

Có TK 511, 3331

Nợ TK 632

Có TK 156

Lập biên bản thanh lý hàng hóa do hàng hóa lâu ngày, khó bán…

Doanh nghiệp phải tiến hành lập hội đồng kiểm kê hàng hóa, thanh lý hàng hóa.

Chứng từ kèm theo: Biên bản thanh lý, bảng tổng hợp hàng hóa cần thanh lý, quyết định thanh lý, hóa đơn, phiếu xuất kho.

Hạch toán kế toán :

Nợ TK 111,112,131

Có TK 511, 3331

Nợ TK 632

Có TK 156

Đăng ký với sở công thương chương trình khuyến mại.

Khi áp dụng chương trình khuyến mại, doanh nghiệp phải thông báo và đăng ký với sở công thương.

Chứng từ kèm theo: Hợp đồng, hóa đơn phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có….

Hạch toán kế toán:

Nợ TK 111,112,131

Có TK 511.

Có TK 3331

Nợ TK 632

Có TK 156

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động được bao lâu?

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không hạn chế tổng số lần tạm ngừng liên tiếp cũng như tổng thời gian tạm ngừng của doanh nghiệp. Do đó thời gian doanh nghiệp tạm ngừng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp muốn tạm ngừng phải gửi thông báo tới cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

5.2. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp có được xuất hóa đơn không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không được phép bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, do đó doanh nghiệp không được xuất hóa đơn khi đang tạm ngừng hoạt động.

5.3. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác. Theo quy định của Luật bảo hiểm 2014, trường hợp tạm ngừng hoạt động doanh ngiệp chỉ được tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất.  Do đó, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng mà không có thỏa thuận khác với người lao động, doanh nghiệp phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5.4. Doanh nghiệp đang nợ thuế có được phép tạm ngừng hoạt động không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ. Do đó, có thể hiểu rằng doanh nghiệp đang nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng hoạt động và có nghĩa vụ thực hiện nộp đủ số thuế còn nợ cho cơ quan thuế.

Trên đây là nội dung Xử lý hàng tồn kho khi tạm ngừng kinh doanh. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung Mẫu giấy mời họp liên ngành. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (910 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo