Những công trình xây dựng luôn mang những giá trị lớn và luôn là điều quan tâm của các nhà đầu tư. Cho nên, dịch vụ Kiểm toán xây dựng là một điều cần thiết mà các nhà đầu tư sử dụng để tăng độ tin cậy của các nhà thầu.
Nhằm đáp ứng những nhu cầu sử dụng dịch vụ Kiểm toán xây dựng đó, ACC đã mang đến cho khách hàng một số dịch vụ trọn gói, hỗ trợ tư vấn về kiến thức, thủ tục, quy trình của các công trình xây dựng đó như sau:
1. Một số dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản được cung cấp bởi ACC
+ Các công trình dân dụng, như: khu căn hộ, chung cư, khu nghỉ dưỡng, …;
+ Đầu tư xây dựng khu tái định cư;
+ Đầu tư xây dựng nhà ở công vụ;
+ Các công trình về giáo dục, văn hoá, thể thao, …;
+ Các công trình giao thông vận tải như cầu đường, …
+ Các công trình công nghiệp như công trình ngành điện (thủy điện, nhiệt điện, …);
+ Các công trình nông nghiệp, thủy lợi, …;
+ Các loại hình công trình khác.
>>>>>>>Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán hãy đọc bài viết và liên hệ với chúng tôi: Dịch vụ kiểm toán trọn gói, chuyên nghiệp (Cập nhật 2023)
2. Những nội dung về dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản tại ACC
+ Thẩm định giá trị tài sản là nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,…
+ Xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho mục đích cổ phần hóa.
+ Tư vấn đầu tư và xây dựng cơ bản.
Với năng lực chuyên môn sẵn có, kinh nghiệm dày dạn trong nghề và sự nỗ lực hoạt động không mệt mỏi, dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản tại ACC luôn trở thành một trong những lựa chọn tin cậy nhất cho khách hàng.
3. Dịch vụ kiểm toán xây dựng (quyết toán dự án) là gì?
Dịch vụ Kiểm toán xây dựng hay còn gọi là kiểm toán báo cáo quyết toán dự án là việc kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm làm tăng độ tin cậy cho người sử dụng đối với báo cáo quyết toán hoàn thành và làm cơ sở để các cơ quan thẩm quyền phê duyệt báo cáo đó
4. Mục đích của kiểm toán xây dựng cơ bản
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra các ý kiến, xem xét và đánh giá các khía cạnh khác nhau quan trọng của dự án để tìm ra câu trả lời liệu quá trình thực hiện dự án có:
+ Tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
+ Phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo
+ Phù hợp với chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không.
5. Quy trình kiểm toán quyết toán dự án công trình hoàn thành
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
- Kế hoạch kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành gồm 2 bộ phận cơ bản sau:
+ Kế hoạch kiểm toán tổng thể phạm vi, cách thức tiến hành cuộc kiểm toán. Việc này cần được thực hiện đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho các thủ tục kiểm toán.
+ Chương trình kiểm toán xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể, đảm bảo mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán.
- Gửi cho khách hàng kế hoạch kiểm toán trước khi cử đội ngũ kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán để khách hàng chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, sắp xếp vị trí làm việc và sinh hoạt cho kiểm toán viên.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành như sau:
1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án:
– Việc chấp hành quy trình, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư và xây dựng;
– Sự phù hợp của việc thỏa thuận và ký kết các hợp đồng giữa Chủ Đầu tư với các Nhà thầu so với các quy định của pháp luật Việt nam về hợp đồng và quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền.
2 Kiểm tra nguồn vốn đầu tư
– Kiểm tra, đối chiếu cơ cấu vốn và số vốn đầu tư thực hiện, đã thanh qua từng năm so với số được duyệt;
– Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu nguồn vốn đầu tư xác định trong quyết định đầu tư;
– Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư của dự án có chấp hành đúng chế độ và thẩm quyền quy định không.
3. Kiểm tra chi phí đầu tư
Căn cứ vào Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo công trình, hạng mục hoàn thành, cán bộ kiểm toán sẽ thực hiện kiểm tra lần lượt theo cơ cấu chi phí ghi trong tổng mức đầu tư:
· Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư;
· Chi phí xây dựng;
· Chi phí thiết bị;
· Chi phí quản lý dự án;
· Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
· Chi phí khác.
(1) Kiểm tra chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
Kiểm tra chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư do Chủ Đầu tư thực hiện: Đối chiếu đề nghị quyết toán của Chủ Đầu tư với dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; kiểm tra danh sách chi trả cho các tổ chức, cá nhân nhận tiền bồi thường đã có chữ ký xác nhận theo quy định để xác định giá trị quyết toán.
(2) Kiểm tra chi phí xây dựng
– Kiểm tra tính tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng và quyết định trúng thầu có thẩm quyền phê duyệt;
– Khi kiểm tra chi phí xây dựng công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công,
(3) Kiểm tra đối với gói thầu do Chủ Đầu tư tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu
– Đối chiếu các nội dung, khối lượng trong hợp đồng, bảng tính giá trị đề nghị quyết toán với biên bản nghiệm thu khối lượng để xác định khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định;
– Đối chiếu sự phù hợp giữa đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán với đơn giá trong dự toán được duyệt.
(4) Kiểm tra các trường hợp phát sinh
– Trường hợp có hạng mục hoặc nội dung công việc trong hợp đồng không được thực hiện thì giảm trừ giá trị tương ứng của hạng mục hoặc nội dung đó.
– Trường hợp có khối lượng không thực hiện hoặc khối lượng được nghiệm thu thấp hơn ở bản tính giá hợp đồng thì giảm trừ phần khối lượng không thực hiện.
– Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, ngoài phạm vi hợp đồng thì kiểm toán viên kiểm tra theo dự toán bổ sung đã được Chủ Đầu tư phê duyệt theo giá trị phát sinh này.
(5) Kiểm tra chi phí quản lý dự án:
a.Trường hợp dự án do Ban quản lý dự án chuyên trách thực hiện quản lý
1. Kiểm tra việc áp dụng định mức để xác định tổng mức được trích của chi phí quản lý dự án và các khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự án do Ban quản lý dự án thực hiện.
2. Đối chiếu sự phù hợp giữa số liệu quyết toán với số liệu phân bổ chi phí quản lý dự án hàng.
b. Trường hợp dự án do Ban quản lý dự án kiêm nhiệm thực hiện quản lý
1. Đối chiếu sự phù hợp giữa số liệu đề nghị quyết toán với định mức được trích và dự toán chi phí quản lý dự án được duyệt theo quy định của Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính.
2. Xem xét các chứng từ chi tiêu đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và tuân thủ chế độ chi tiêu hiện hành của nhà nước.
(6) Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư
· Kiểm tra danh mục và giá trị tài sản bàn giao, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động, cho các đối tượng quản lý theo các biên bản bàn giao;
· Kiểm tra việc phân bổ các chi phí khác cho từng tài sản;
· Kiểm tra chi phí đầu tư hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động;
(7) Kiểm tra tình hình công nợ và vật tư, thiết bị
· Kiểm tra tổng số vốn đã thanh toán cho từng Nhà thầu theo từng hạng mục và khoản mục chi phí. Trên cơ sở đó xác định danh sách các khoản nợ còn phải thu, phải trả các Nhà thầu;
· Kiểm tra số dư các khoản tiền mặt, tiền gửi, các khoản tiền thu được chưa nộp vào ngân sách Nhà nước;
· Kiểm tra xác định số lượng, giá trị vật tư thiết bị còn tồn đọng.
Bước 3: Kết thúc kiểm toán xây dựng
Ở bước này kiểm toán viên sẽ tiến hành
- Phân tích, xem xét các phát hiện trong cuộc kiểm toán;
- Lập báo cáo kiểm toán;
- Trao đổi thông tin với Chủ đầu tư, khách hàng.
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ phát hành bản báo cáo kiểm toán dự thảo và gửi tới Khách hàng, cùng kế hoạch bảo vệ số liệu. Báo cáo kiểm toán dự thảo nêu ý kiến của KTV về những vấn đề trình bày trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
6. Thủ tục Kiểm toán xây dựng cơ bản
Ngoài các thủ tục kiểm toán cơ bản trong các lĩnh vực khác. Trong Kiểm toán xây dựng, kiểm toán viên cần phải áp dụng thêm thủ tục sau:
- Thuê/ lấy ý kiến của các chuyên gia về kiểm định chất lượng công trình, định giá sản phẩm,… trong báo cáo kiểm toán cần nêu rõ phạm vi và nội dung sử dụng chuyên gia.
- Kiểm tra, xác nhận với bên thứ 3 ( ví dụ như Ban quản lý dự án, nhà thầu, doanh nghiệp,…)
7. Các đối tượng sử dụng dịch vụ Kiểm toán xây dựng bao gồm
- Chủ đầu tư ở các cấp;
- Các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Các phòng ban tài chính huyện;
- Các Sở tài chính là tham mưu phê duyệt;
- Một số chủ đầu tư, doanh nghiệp tư nhân bên ngoài có nhu cầu sử dụng.
8. Danh mục hồ sơ cho kiểm toán viên thực hiện Kiểm toán xây dựng
Danh mục tài liệu mà kiểm toán viên cần được cung cấp
- Hồ sơ pháp lý chung:
+ Quyết định về cho phép dự án đầu tư
+ Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu
+ Quyết định về phê duyệt điều chính kế hoạch dự án (nếu có)
+ Các thông báo về vốn đầu tư xây dựng hàng năm
+ Các văn bản khác có liên quan.
- Hồ sơ chi phí xây lắp
+ Quyết định phê duyệt giá gói thầu
+ Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu
+ Hồ sơ mời thầu
+ Biên bản đóng thầu
+Báo cáo đánh giá hồ sư dự thầu về tài chính
9. Kinh nghiệm làm kiểm toán quyết toán dự án
Kiểm toán viên cần thu thập thông tin về tình hình quản lý, thực hiện đầu tư dự án của các đơn vị ngay trong quá trình kiểm toán để phục vụ việc lập kế hoạch kiểm toán cho những năm sau.
Trước khi lập kế hoạch năm, thực hiện soát xét, bổ sung thông tin về các dự án đầu tư dự kiến kiểm toán; khi khảo sát chính thức yêu cầu thu thập đầy đủ các thông tin, đảm bảo rõ ràng, tránh trùng lặp… Định hướng lựa chọn các dự án có khả năng xảy ra nhiều sai sót, hạn chế như: xây dựng giao thông, san nền, thủy lợi, thoát nước, bệnh viện, trường học trong đô thị…
Vì báo cáo quyết toán hoặc báo cáo vốn đầu tư thực hiện là tài liệu quan trọng nên Kiểm toán viên phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ cơ sở dẫn liệu của các khoản mục chi phí. Khi kiểm toán, KTV phải kết hợp các phương pháp kiểm tra, tính toán lại, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, tăng cường kiểm tra hiện trường.
10. Những câu hỏi thường gặp về kiểm toán xây dựng
Tính bảo mật của kiểm toán xây dựng?
Kiểm toán nội bộ phải bảo mật thông tin có được khi thực hiện kiểm toán, không được để rò rỉ hay tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên khác.
Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán xây dựng?
- Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán.
- Có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo
- Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị.
- Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
Quy trình kiểm toán xây dựng?
- Phương thức đánh giá, phân loại mức độ rủi ro làm căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ;
- Phương thức lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán;
- Cách thức lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
Quy chế kiểm toán xây dựng?
Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác;
Trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
>>>> Để tìm hiểu thêm về dịch vụ kiểm toán, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Dịch vụ kiểm toán
Trên đây là toàn bộ nội dung về Dịch vụ kiểm toán xây dựng chuyên nghiệp, uy tín nhất 2023 do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận