Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là một trong những thủ tục quan trọng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, từ đó có thể khai thác các lợi ích kinh tế, cạnh tranh và ngăn chặn hành vi xâm phạm sản phẩm trí tuệ của mình. Công ty Luật ACC hướng dẫn cụ thể quy trình, Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp qua bài viết sau đây.
Thủ Tục Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp
1. Cơ sở pháp lý
-
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT);
-
Thông tư 31/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sơ hữu công nghiệp.
2. Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Theo khoản 13 Điều 4 Luật SHTT, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Các loại kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua hình khối, đường nét hoặc kết hợp các yếu tố này.
- Kiểu dáng công nghiệp là nhãn hàng hóa, bộ nhãn hàng hóa của sản phẩm bao gồm các yếu tố hình khối, đường nét được thể hiện hoặc kết hợp trên nhãn của sản phẩm.
3. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu sau đây:
– 02 Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
– 02 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
– 02 Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
– Giấy uỷ quyền (nếu cần);
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
– Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn, gồm một (1) bản.
– Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
– Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có);
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
4. Quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?
Bước 2: Phân loại và tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng
Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Sau khi tra cứu và kết luận KDCN có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hồ sơ chi tiết chúng tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ
Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất.
Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, trường hợp ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.
5. Lưu ý khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:
- Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);
- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;
- Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;
- Bản chất của kiểu dáng công nghiệp. Trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
- Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét. Không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.
Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120) mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.
6. Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định pháp luật.
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký. Vì vậy, khách hàng có thể ủy quyền cho Công ty luật ACC để thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
7. Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Gồm 3 điều kiện phải đáp ứng:
- Có tính mới;
- Có tính sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Tính mới
Có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã được công khai (dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác) ở trong hoặc ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
Tính sáng tạo
Không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày kiểu dáng công nghiệp này nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.
Có khả năng áp dụng công nghiệp
Có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
8. Vì sao cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Căn cứ các khoản 4, 25 Điều 4 Luật SHTT thì đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp để chống cạnh tranh không lành mạnh. Loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu này được gọi là văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh.
Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác.
Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong bao lâu? Mời quý độc giả theo dõi bài viết Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
9. Nguyên tắc ưu tiên trong bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
10. Dịch vụ Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp của ACC
- Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
- Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
- Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
- Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
11. Một số câu hỏi thường gặp
Có những cách thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nào?
Có 3 cách thức nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ.
- Nộp qua bưu điện, trường hợp này cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
- Nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp này người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số cùng với tài khoản tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hết bao nhiêu tiền?
Thông tư 31/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định về lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp quy định như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ;
- Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ;
- Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000 VNĐ/01 phân loại;
- Phí thẩm định đơn: 700.000 VNĐ/01 đối tượng;
- Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ;
- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 VNĐ/01 hình;
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000 VNĐ/01 đối tượng;
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ /01 đơn ưu tiên.
Sản phẩm nào không được đăng ký với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định tại điều 64 Luật SHTT, Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?
Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp cụ thể như sau:
+ Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký: 1-2 tháng
+ Thời gian công bố đơn đăng ký trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 1 tháng
+ Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng: 8 – 10 tháng
+ Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký: 1-2 tháng
Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào ?
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký. Vì vậy, nếu muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình ở quốc gia nào thì chủ sở hữu cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước sở tại theo định.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký. Vì vậy, nếu muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình ở quốc gia nào thì chủ sở hữu cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước sở tại theo định.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thủ Tục Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận