Nhãn hiệu đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp định vị sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, nhãn hiệu rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật, dễ tác động đến kết quả kinh doanh. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm [Cập nhật 2023]
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm [Cập nhật 2023]
1. Thế nào là nhãn hiệu?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về khái niệm nhãn hiệu cụ thể như sau:
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Theo đó, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Một vài loại nhãn hiệu cụ thể được quy định như sau:
– Nhãn hiệu tập thể: nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
– Nhãn hiệu chứng nhận: nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
05 mẫu nhãn hiệu kềm theo Tờ khai đơn;
Chứng từ đã nộp lệ phí;
Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu chứng minh liên quan.
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn
Chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ như đã nêu ở trên
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu sản phẩm và ghi rõ lý do.
Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.
Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
4. Nơi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
4.1 Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thông qua tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ
Quý khách hàng cũng có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu tại Công ty luật ACC là một Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ. Khi quý khách hàng lựa chọn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua ACC quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị duy nhất là mẫu nhãn hiệu, nhóm hàng hóa sản phẩm mang nhãn hiệu và ký ủy quyền. Toàn bộ các công việc đăng ký nhãn hiệu còn lại sẽ do ACC hỗ trợ khách hàng trọn gói nhằm đảm bảo cao nhất việc nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
4.2 Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm trực tiếp tại các cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội là đơn vị trực tiếp thực hiện thẩm định đơn và các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Các văn phòng đại điện chỉ là nơi tiếp nhận đơn còn toàn bộ thủ tục đăng ký, xét nghiệm, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đều thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội.
Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2004. Là nơi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sau đó chuyển đơn ra Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội để thực hiện thẩm định đơn và các thủ tục liên quan.
Đăng ký nhãn hiệu tại văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Văn phòng Miền Trung – Tây Nguyên) được thành lập theo Quyết định số 547/QĐ-BKHCN ngày 25/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và chính thức đi vào hoạt động ngày 26 tháng 5 năm 2005, là đơn vị trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ cũng như văn phòng Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại khu vực Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên sau đó chuyển đơn ra Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội để thực hiện thẩm định đơn và các thủ tục liên quan.
5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mọi người thường hay gặp khó khăn do chưa quen với thủ tục pháp luật. Hiểu được điều đó, ACC mong muốn có thể giúp bạn hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm một cách nhanh chóng, thuận tiện với chi phí tối ưu nhất thông qua Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Với hệ thống công ty luật/ văn phòng đại diện/ chi nhánh có mặt trên 63 tỉnh thành, ACC tự hào là một công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao.
Bạn nên chọn sử dụng Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của ACC bởi các lý do sau:
- ACC là công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý.
- Đội ngũ chuyên viên, luật sư dày dặn kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc cho khách hàng cũng như các quy định pháp luật mới nhất, những thông tin cần thiết liên quan đến Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
- Chi phí phù hợp
- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh phụ phí.
- Cam kết bảo mật thông tin của khách hàng.
- Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). Công ty Luật ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã sử dụng dịch vụ thành công.
Vì vậy, nếu bạn không có thời gian hoặc vì các lý do khách quan không thể trực tiếp thực hiện thủ tục, hay có mong muốn thực hiện thủ tục một cách thuận tiện và nhanh chóng hãy liên hệ với ACC để được tư vấn và hỗ trợ.
6. Câu hỏi thường gặp
Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm không?
Theo quy định tại điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức,cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Do đó cá nhân hoàn toàn có quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Có thể đăng ký nhãn hiệu trực tuyến được không?
Có. Có 03 cách thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu: Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục. Nộp qua bưu điện. Nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ Công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Có phải sử dụng nhãn hiệu sau khi được cấp bằng bảo hộ hay không?
Nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Nhãn hiệu sau khi được cấp bằng phải được sử dụng.
Trên đây là bài viết Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm [Cập nhật 2023]. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận