Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Trong thời đại ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội. Việc bảo vệ những sáng tạo, ý tưởng và tài sản trí tuệ không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là của cộng đồng và quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về "Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ".

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.

Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Trong đó chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Toà án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối tượng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Đó là tác giả của tác phẩm, tác giả của sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, chủ thể sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và một số chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

3. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

3.1 Biện pháp tự bảo vệ

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của minh. Các biện pháp mà chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn để áp dụng là: ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có tòa án và trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, FAX hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình. 

Trong thực tế, khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.

3.2 Biện pháp hành chính

Đối với biện pháp hành chính, cách thức bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các hình thức xử phạt hành chính (trong đó có hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính.

Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời hạn nhất định.

Tuỳ từng trường hợp, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh tuệ; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

3.3 Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Các tranh chấp sở hữu trí tuệ là loại tranh chấp dân sự, bởi vậy về nguyên tắc tranh chấp sở hữu trí tuệ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định.

3.4 Biện pháp hình sự

Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của toà án.

Bộ luật hình sự quy định các tội danh và hình phạt tương ứng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo vệ quyền tác giả, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định hai tội: tội xâm phạm quyền tác giả và tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác.

Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung quy định các tội: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi; tội lừa dối khách hàng; tội xâm phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

3.5 Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ là việc cơ quan có thẩm quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ (theo Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030) bao gồm những giải pháp sau:

- Rà soát, phân định rõ chức năng nhiệm vụ, từng bước tinh giản đầu mối cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính;

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phối hợp nghiên cứu về việc tăng cường vai trò của tòa án trong giải quyết các vụ việc về sở hữu trí tuệ;

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số;

- Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ;

- Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về sở hữu trí tuệ;

- Khuyến khích giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng hình thức trọng tài, hòa giải;

- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình;

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

- Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp về sở hữu trí tuệ; phát triển đội ngũ giám định viên sở hữu trí tuệ; thúc đẩy phát triển dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ và dịch vụ tư vấn pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật ACC đã cung cấp thông tin chi tiết đến Quý bạn đọc. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu tư vấn về vấn đề Sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với ACC thông qua Zalo/hotline. ACC xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (660 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo