Giám định sở hữu trí tuệ là gì?

Trong thời đại hiện đại, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sáng tạo đặt ra nhiều thách thức mới, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Khái niệm này không chỉ là một thuật ngữ chung chung, mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh phức tạp, từ quyền lợi cá nhân đến sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu "Giám định sở hữu trí tuệ là gì?".

Giám định sở hữu trí tuệ là gì?

Giám định sở hữu trí tuệ là gì?

1. Giám định sở hữu trí tuệ là gì?

Giám định sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

2. Lĩnh vực giám định về sở hữu trí tuệ

Giám định về sở hữu trí tuệ gồm có 3 lĩnh vực cơ bản là: Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan; Giám định về quyền sở hữu công nghiệp và Giám định về quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, theo Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN thì lĩnh vực giám định quyền sở hữu công nghiệp bao gồm 4 chuyên ngành giám định sau: (i) chuyên ngành giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; (ii) chuyên ngành giám định kiểu dáng công nghiệp (kdcn); (iii) chuyên ngành giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý; (iv) chuyên ngành giám định các quyền sở hữu công nghiệp khác.

Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP, việc giám định về sở hữu trí tuệ là việc thực hiện những nghiệp vụ chuyên môn cần thiết để đánh giá, kết luận về những nội dung giám định bao gồm:

“(i) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (giám định tình trạng bảo hộ);

(ii) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không (giám định yếu tố xâm phạm);

(iii) Xác định có hay không sự trùng/tương đương/tương tự/gây nhầm lẫn/khó phân biệt/sao chép giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ (giám định tính tương tự);

(iv) xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ; xác định giá trị thiệt hại (giám định giá trị).”

Với bốn nội dung giám định nêu trên, việc giám định về sở hữu trí tuệ có vai trò hỗ trợ (xác định điều kiện cần) cho việc đánh giá, kết luận về một hành vi có hay không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp (khoản 1 Điều 51 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP). Cần lưu ý rằng, giám định về sở hữu trí tuệ là giám định pháp lý (tức là vận dụng pháp luật để xem xét, đánh giá để đưa ra kết luận về những khía cạnh mang tính pháp lý của vụ việc) chứ không phải là giám định kỹ thuật (không phải là xem xét, đánh giá đối tượng giám định có đáp ứng tiêu chuẩn/chỉ tiêu kỹ thuật xác định hay không).

3. Nội dung giám định sở hữu trí tuệ

Có 4 tổ chức được giám định sở hữu trí tuệ theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP:

“- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;

– Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;

– Đơn vị sự nghiệp;

– Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật TNHH 100% vốn nước ngoài, công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài”.

Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ phải đáp ứng 3 điều kiện:
– Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ;

– Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc;

– Có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.

Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có quyền thuê giám định viên sở hữu trí tuệ thực hiện giám định theo các vụ việc và có nghĩa vụ hoạt động theo đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vụ việc giám định. Ngoài ra, phải giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Tổ chức nào có chức năng giám định sở hữu trí tuệ?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức nào có chức năng giám định sở hữu trí tuệ phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu, chức năng và được cấp Thẻ giám định viên. Các tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ được hoạt động giám định bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;
  • Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp;
  • Các tổ chức hành nghề luật sư.

Hiện nay, chỉ có Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPRI) có chức năng giám định sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp. Đối với các lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng, chưa có tổ chức nào có đủ thẩm quyền để tiến hành hoạt động giám định.

5. Người có quyền nộp đơn giám định

– Viện Khoa học sở hữu trí tuệ chỉ thực hiện việc giám định với những đơn giám định của người có quyền yêu cầu/ trưng cầu giám định (quyền nộp đơn giám định) quy định tại Khoản 2, 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP, cụ thể là:

(i) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ) có quyền trưng cầu giám định khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý

(ii) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định:

– Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

– Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp;

– Tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

– Trong đơn giám định phải chỉ rõ việc người đứng đơn có quyền nộp đơn giám định. Nếu không chỉ rõ điều đó, người nộp đơn sẽ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ yêu cầu chứng minh rằng mình có quyền yêu cầu / trưng cầu giám định.

– Quyền nộp đơn giám định có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc qua đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền bằng văn bản).

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết Giám định sở hữu trí tuệ là gì? mà Công ty Luật ACC đã cung cấp thông tin chi tiết đến Quý bạn đọc. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu tư vấn về vấn đề Sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với ACC thông qua Zalo/hotline. ACC xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (420 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo