Thủ tục quy trình mua bán doanh nghiệp mới nhất

Mua bán doanh nghiệp là quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu và quản lý một doanh nghiệp từ người bán sang người mua. Trong giao dịch mua bán doanh nghiệp, người mua thường mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần, tài sản và/hoặc quyền sở hữu của doanh nghiệp từ người bán.

Tư vấn hình thức, thủ tục mua bán doanh nghiệp
Tư vấn hình thức, thủ tục mua bán doanh nghiệp

1. Mua bán doanh nghiệp là gì?

Mua bán doanh nghiệp (viết tắt là M&A - Mergers and Acquisitions) là một hoạt động kinh doanh mà trong đó một doanh nghiệp (bên mua) mua lại toàn bộ hoặc một phần của một doanh nghiệp khác (bên bán). Điều này có nghĩa là bên mua sẽ nắm quyền kiểm soát và sở hữu các tài sản, công nghệ, thương hiệu, khách hàng và nhân viên của doanh nghiệp được mua lại.

Xem thêm: Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân [Chi tiết 2024]

2. Quy trình mua bán doanh nghiệp

Bước 1: Xác định nhu cầu và tiến hành đàm phán mua bán doanh nghiệp

Bước 2: Thực hiện đánh giá và kiểm tra doanh nghiệp

Bước 3: Chuẩn bị hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Bước 4: Hoàn thiện thủ tục pháp lý mua bán doanh nghiệp

Bước 5: Hoàn tất giao dịch và chuyển nhượng doanh nghiệp

Quy trình cụ thể mua bán doanh nghiệp

Bước 1: Người mua và người bán cùng xác định nhu cầu và tiến hành đàm phán về các điều kiện mua bán, bao gồm giá trị doanh nghiệp, phạm vi chuyển nhượng, điều kiện thanh toán và các điều khoản khác.

Bước 2: Người mua thực hiện quá trình đánh giá và kiểm tra chi tiết về doanh nghiệp, bao gồm tài chính, tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu và các yếu tố liên quan khác. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng thông tin về doanh nghiệp là chính xác và đáng tin cậy.

Bước 3: Dựa trên kết quả đánh giá và đàm phán, người mua và người bán lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Hợp đồng này sẽ chứa các điều khoản và điều kiện mua bán, bao gồm giá trị doanh nghiệp, phạm vi chuyển nhượng, điều kiện thanh toán và các cam kết khác của cả hai bên.

Bước 4: Tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để hoàn tất giao dịch, bao gồm việc cập nhật giấy phép kinh doanh, thay đổi hợp đồng lao động, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các thủ tục thuế và bảo hiểm xã hội.

Bước 5: 

  • Người mua thực hiện thanh toán và người bán chuyển nhượng quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn tất giao dịch, người mua trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp và tiếp quản các hoạt động kinh doanh.

3. Thế nào là mua bán doanh nghiệp?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là mua bán doanh nghiệp. Song, có thể hiểu mua bán doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp thông qua việc mua lại quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trong đó các doanh nghiệp lớn giành quyền kiểm soát hoạt động doanh nghiệp nhỏ theo nhiều hình thức khác nhau, các doanh nghiệp này sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua lại theo tỷ lệ đã thỏa thuận.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc mua bán toàn bộ doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân. Đối với loại hình công ty thì việc mua bán được thực hiện thông qua hình thức chuyển nhượng vốn góp (Công ty TNHH) hoặc chuyển nhượng cổ phần phần (Công ty Cổ phần).

Ngoài ra, có thể hiểu định nghĩa mua bán doanh nghiệp theo Luật Cạnh tranh 2018, cụ thể như sau:

  • Chủ thể mua bán doanh nghiệp: Doanh nghiệp (bao gồm Công ty Cổ phần, Công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân).
  • Hình thức mua bán doanh nghiệp: Mua lại 1 phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
  • Hệ quả pháp lý: Bên mua thâu tóm, kiểm soát và thống lĩnh 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp bị mua lại

Thuật ngữ mua bán hoặc mua lại doanh nghiệp thường đi đôi với sáp nhập doanh nghiệp. Do đó, có nhiều sự nhầm lẫn rằng hai hình thức tổ chức lại doanh nghiệp này là đồng nhất với nhau, một phần do sự xuất hiện khá phổ biến của các thương vụ M&A trên thực tế. Tuy nhiên, mua bán và sáp nhập là hai hình thức riêng biệt và có hệ quả pháp lý khác nhau. Còn M&A là  hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. M&A có thể bao gồm cả hai hình thức là mua bán và sáp nhập.

Để hiểu thêm về cách thành lập công ty mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp (Quy định mới 2023)

4. Các hình thức mua bán doanh nghiệp

Mua Bán Doanh Nghiệp Công Ty Luật Acc
Mua Bán Doanh Nghiệp

4.1. Mua bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân

Hình thức mua bán toàn bộ doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020, đặc điểm của việc mua bán doanh nghiệp tư nhân như sau:

- Chủ thể:

  • Chủ thể có quyền bán: Chủ doanh nghiệp tư nhân

  • Chủ thể có quyền mua: Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đủ điều kiện

- Thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân:

  • Người mua phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.

- Trách nhiệm pháp lý: Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp. Trường hợp bên bán, bên mua và chủ nợ có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó.

4.2. Chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần

Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết về việc chuyển nhượng cổ phần như sau:

- Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

- Hình thức chuyển nhượng: hợp đồng hoặc giao dịch trên sàn chứng khoán.

- Điều kiện: Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.

- Trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần: Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020.

4.3. Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH

Việc mua bán doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH được hiểu là việc chủ sở hữu chuyển nhượng lại một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình tương ứng với phần vốn góp vào công ty.

Nguyên tắc chuyển nhượng vốn góp:

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  • Phải chào bán cho các thành viên khác của công ty trong cùng điều kiện và theo tỷ lệ phần vốn góp
  • Nếu kể từ ngày chào bán 30 ngày mà không có ai mua hoặc không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên.

- Công ty TNHH 1 thành viên:

Việc chuyển nhượng vốn của công ty TNHH 1 thành viên đơn giản hơn so với công ty TNHH hai thành viên thành viên trở lên do chỉ có một chủ sở hữu duy nhất. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng vốn góp của Công ty TNHH 1 thành viên phải thực hiện thủ tục chuyển đổi sang loại hình công ty chuyển đổi có thể là Công ty TNHH 1 thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần. Trường hợp công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho tổ chức các nhân khác thì phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu theo Luật Doanh nghiệp 2020.

5. Thủ tục mua bán các loại hình doanh nghiệp

Đối với việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần, thủ tục chuyển nhượng sẽ khác nhau đối với các loại công ty khác nhau.

5.1. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần Công ty Cổ phần

Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần

  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
  • Điều lệ công ty
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
  • Giấy chứng nhận cổ phần của các cổ đông công ty;
  • Sổ đăng ký cổ đông.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần Công ty Cổ phần

Bước 1: Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để ra quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần;

Bước 2: Ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

Bước 3: Lập biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

Bước 4: Chỉnh sửa, bổ sung thông tin của cổ đông trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

5.2. Thủ tục chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH

Chuyển nhượng Công ty TNHH 1 thành viên

- Chuyển nhượng toàn phần:

  • Làm thủ tục chuyển nhượng.
  • Làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu.

- Chuyển nhượng 1 phần:

  • Làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty.

5.3. Thủ tục chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Chuyển nhượng Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

- Trường hợp chuyển nhượng mà không thay đổi số lượng thành viên thì chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo thay đổi thành viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp của các thành viên.

- Trường hợp chuyển nhượng mà làm thay đổi số lượng thành viên thì:

  • Thông báo thay đổi số lượng thành viên góp vốn.
  • Thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty.

6. Lưu ý trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp

Mua bán doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp

check18_04Điều kiện về tiếp cận thị trường: Đối với những thương vụ M&A xuyên biên giới với một bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài, pháp luật của mỗi quốc gia thường đặt ra những tiêu chí nhất định để xác định nhà đầu tư nước ngoài trong các thương vụ M&A hay những hạn chế về ngành nghề đầu tư, về vốn, giá trị cổ phần được phép sở hữu trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần,… Những quy định này được cụ thể hóa trong các điều ước quốc tế và văn bản pháp luật chuyên ngành mà Việt Nam đã ký kết và ban hành. Để thuận tiện cho việc tra cứu, Quý khách hàng có thể tham khảo các điều kiện này trên cổng thông tin về đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề mình tham gia.
check18_04Liên quan đến pháp luật cạnh tranh: M&A là một hành vi mang tính tập trung kinh tế. Trong trường hợp một doanh nghiệp lớn thâu tóm hết các doanh nghiệp trong cùng một thị trường, doanh nghiệp này sẽ nắm được sức mạnh thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chi phối nó để trục lợi, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Để tránh được điều này, pháp luật Việt Nam quy định việc tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam, vì vậy, trước khi tiến hành M&A, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ tập trung kinh tế lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để đánh giá sơ bộ.
check18_04Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Chuyển nhương cổ phần trong công ty cổ phần cần phải lưu ý những gì? Mời quý độc giả theo dõi bài viết Mua bán chuyển nhượng công ty cổ phần

7. Những khó khăn hậu M&A cần lưu ý

check18_04Về nhân sự: sau khi M&A, chẳng hạn nếu có hai chi nhánh cùng địa bàn quá gần nhau, công ty sẽ phải tính toán để bớt đi một. Việc cắt giảm nhân sự để có thể hoạt động hiệu quả vẫn là một bài toán khó cho các doanh nghiệp hậu M&A. Bộ luật Lao động có quy định, khi sáp nhập, hợp nhất, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Nếu không sử dụng hết thì được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động, trong đó có việc đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng… Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, doanh nghiệp cũng tốn kém không ít cho các khoản trợ cấp mất việc cho người lao động.
check18_04Xây dựng uy tín với nguồn khách hàng của công ty bị mua lại;
check18_04Văn hóa công ty;
check18_04Quản trị doanh nghiệp;
check18_04Thực hiện các nghĩa vụ của công ty bị mua lại trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
check18_04Các thủ tục pháp lý khác để công ty vận hành theo đúng quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.

8. Dịch vụ mua bán doanh nghiệp của ACC

  • Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu về tư vấn dịch vụ mua bán doanh nghiệp, vì vậy luôn đảm bảo mọi vấn đề pháp lý cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn cho quý khách.
  • Chúng tôi cam kết luôn báo giá trọn gói và không phát sinh chi phí.
  • Quý khách sử dụng dịch vụ của ACC không phải di chuyển nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và phục vụ tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh). ACC thay mặt quý khách soạn thảo tất cả giấy tờ liên quan đến thủ mục mua bán doanh nghiệp.
  • Đội ngũ nhân viên tận tâm, luôn hướng dẫn thực hiện và cung cấp hồ sơ đúng quy định pháp luật với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

Khách hàng chỉ cần cung cấp những thông tin cơ bản sau:

  • Thông tin cá nhân của khách hàng hoặc tổ chức.
  • Thông tin giấy tờ liên quan đến xin giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ đăng ký thủ tục mua bán doanh nghiệp cho quý khách.

Quy trình đăng ký mua bán doanh nghiệp của ACC:

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không.
  • Khảo sát thực tế  (Đây là một bước vô cùng quan trọng để cá nhân hoặc tổ chức có thể thuận lợi )
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm thông tin cá nhân, tổ chức trong hợp đồng.
  • Nhận bản soạn thảo hồ sơ đăng ký mua bán doanh nghiệp cho khách hàng.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã thực hiện xong thủ tục mua bán doanh nghiệp cho khách hàng.

>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

9. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ mua bán doanh nghiệp của Công ty Luật ACC

Hiện nay có nhiều công ty Luật cung cấp dịch vụ mở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên công ty Luật ACC luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp vì các lý do sau đây:

-        Đội ngũ nhân nhiều kinh nghiệm và được đào tạo trong môi trường pháp lý chuyên nghiệp.

-        ACC tôn trọng thông tin khách hàng;

-        Các văn phòng Luật tư vấn pháp lý của ACC được phân bổ tại nhiều địa điểm tạo điều kiện  để khách hàng có thể nhanh chóng và thuận lợi sử dụng dịch vụ tư vấn;

-        Đến với Công ty Luật ACC, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ tư vấn pháp lý một cách chuyên nghiệp và cam kết đem đến sự hài lòng cho khách hàng vì:

-        Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận, và hỗ trợ tư vấn khách hàng, cũng như đại diện khách hàng trong các vấn đề pháp lý.

-        Tiết kiệm thời gian: Chúng tôi cam kết sẽ mang lại kết quả trong thời gian sớm nhất

>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

10. Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải thực hiện thẩm định pháp lý trước khi mua bán doanh nghiệp không?

Có. Thẩm định pháp lý là bước quan trọng để đảm bảo các vấn đề pháp lý, tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp đều rõ ràng và minh bạch.

Có cần phải lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp bằng văn bản không?

Có. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải được lập bằng văn bản và có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan để đảm bảo tính pháp lý.

Có cần phải thông báo việc mua bán doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh không?

Có. Sau khi tiến hành việc mua bán doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thủ tục mua bán doanh nghiệp. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về mua bán doanh nghiệp. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    N
    Ngọc
    Có bắt buộc phải công khai việc mua bán doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông không?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    A
    Hoàng An
    Có cần sự đồng ý của cổ đông hoặc thành viên công ty khi bán doanh nghiệp không?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    P
    phương
    Em có một số thắc mắc, nhờ luật sư giải đáp
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cho em xin thông tin liên hệ ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo