Thủ tục sau khi thay đổi Giấy phép kinh doanh

Sau khi thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp còn phải thực hiện các thủ tục sau khi thay đổi Giấy phép kinh doanh. Để tìm hiểu các thủ tục sau khi thay đổi Giấy phép kinh doanh trong từng trường hợp cụ thể, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Thay đổi Giấy phép kinh doanh.

Thay đổi Giấy phép kinh doanh là việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bao gồm các trường hợp sau:

- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

- Đổi tên doanh nghiệp.

- Thay đổi thành viên hợp danh.

- Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

- Thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tủ lệ phần vốn góp.

- Thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

- Thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết.

- Thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

- Thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

Screenshot (1628)

2. Thủ tục sau khi thay đổi Giấy phép kinh doanh.

Ngoài việc phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục sau khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hay còn gọi là thủ tục sau khi thay đổi Giấy phép kinh doanh. Với mỗi nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh khác nhau sẽ có thủ tục sau khi thay đổi Giấy phép kinh doanh tương ứng.

* Thủ tục sau khi thay đổi tên doanh nghiệp: Sau khi thay đổi tên của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục pháp lý sau:

- Thay đổi con dấu doanh nghiệp.

- Thay đổi hóa đơn VAT của doanh nghiệp.

- Làm lại biển hiệu công ty đặt tại trụ sở chính.

- Gửi thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn (TB/04AC) lên cơ quan thuế nếu doanh nghiệp tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ hoặc hủy hóa đơn cũ đăng ký lại hóa đơn mới (nếu cần);

- Thực hiện thủ tục liên quan tới các đơn vị: Ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan quản lý điện, điện thoại, internet,…

- Thay đổi tên trên website công ty;

- Làm thủ tục thay đổi tên cho các giấy phép, giấy chứng nhận công ty đang sở hữu hay còn gọi là giấy phép con: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa/ Giấy phép kinh doanh vận tải, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm,…

- Gửi công văn thay đổi tên công ty với các đối tác, khách hàng của công ty.

- Thông báo cho đối tác về việc thay đổi tên công ty và có thể ký lại các phụ lục hợp đồng đã giao kết với khách hàng.

- Đối với những tài sản công ty đang sở hữu phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì khi đổi tên, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục để thay đổi tên tương ứng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đó;

Lưu ý:

- Đối với hóa đơn giấy, doanh nghiệp gửi thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn lên cơ quan thuế và sau đó công ty khắc dấu vuông đóng vào những hóa đơn chưa sử dụng.

- Đối với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp gửi thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn lên cơ quan thuế và sau đó thông báo nhà mạng hóa đơn điều chỉnh lại tên mới

- Trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục dùng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.

- Đối với những tài sản liên quan đến đất đai, khi doanh nghiệp thay đổi tên đồng thời phải thực hiện các thủ tục đổi tên phức tạp, có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Do đó, trong những trường hợp này, doanh nghiệp nên hạn chế việc đổi tên.

* Thủ tục sau khi thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi liên lạc của doanh nghiệp, là nơi tiếp nhận các thông báo của cơ quan thuế. Do đó, sau khi thực hiện thủ tục thay đổi trụ sở, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các thủ tục sau để thống nhất địa chỉ trụ sở với các giấy tờ của công ty:

- Nộp mẫu 08 ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC về thay đổi địa chỉ lên cơ quan quản lý thuế nếu doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý. -> Sau khi có kết quả mới tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

- Thay đổi con dấu và công bố lại mẫu dấu (trường hợp thay đổi địa chỉ khác quận/huyện và dấu cũ có thông tin quận/huyện)

- Làm lại biển hiệu đặt tại trụ sở chính của công ty;

- Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc thay đổi thông tin trên hóa đơn công ty; (Xử lý tương tự trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp)

- Làm thủ tục chốt và chuyển bảo hiểm xã hội về địa chỉ mới (Nếu khác cơ quan BH quản lý)

- Thay đổi thông tin địa chỉ chủ tài khoản với ngân hàng mở tài khoản; cơ quan quản lý điện, điện thoại, internet,…;

- Làm thủ tục thay đổi trụ sở doanh nghiệp cho các giấy phép, giấy chứng nhận khác công ty đang sở hữu: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa/ Giấy phép kinh doanh vận tải, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm….

- Thông báo thay đổi địa chỉ cho đối tác, khách hàng.

- Thực hiện các công việc khác liên quan.

* Thủ tục sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân dại diện cho doanh nghiệp thực các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Do đó, khi sau thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau để đảo bảo cho hoạt động kinh doanh:

- Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp cần tiến hành các thay đổi thủ tục đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng;

- Thông báo cho các đối tác, bạn hàng về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty;

- Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện theo pháp luật mới cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng. Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân thì sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng, người chuyển nhượng sẽ phải kê khai nộp thuế với mức thuế suất là 20% thu nhập chuyển nhượng.

- Thay đổi giấy phép con nếu có thông tin của người đại diện như: Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, Giấy phép kinh doanh lữ hành, giấy phép hoạt động giáo dục,…

* Thủ tục sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh:

- Sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì khi có thay đổi, doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề mới và thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp cần lưu đáp ứng đầy đủ các diều kiện trước khi kinh doanh.

* Thủ tục sau khi thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp phát sinh việc chuyển nhượng vốn hoặc tăng vốn thì mọi hoạt động thanh toán theo hợp đồng chuyển nhượng của hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc góp vốn theo cam kết góp vốn được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản;

Lưu ý: Pháp luật chỉ quy định các doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp (Nghị định 222/2013/NĐ-CP). Đối với thành viên công ty là cá nhân tuy không bị cấm thực hiện góp vốn, chuyển nhượng bằng tiền mặt nhưng nên thực hiện theo hình thức chuyển khoản để tránh rủi ro.

- Tiến hành thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trong các trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế (chuyển nhượng ngang giá hoặc chuyển nhượng lỗ)

- Nộp tờ khai thuế môn bài và thuế môn bài bổ sung trong trường hợp có tăng mức thuế môn bài của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật vào đầu năm sau.

- Kê khai trong báo cáo tài chính của năm có sự thay đổi về mục nguồn vốn chủ sở hữu;

- Sửa đổi, bổ sung vào sổ cổ đông/ sổ thành viên, điều lệ bổ sung thêm các thành viên, cổ đông mới.

* Thủ tục sau khi thay đổi nội dung đã đăng ký của địa điểm kinh doanh/chi nhánh/ Văn phòng đại diện

- Kê khai thuế cho chi nhánh nếu chuyển từ hình thức hạch toán phụ thuộc sang hình thức hạch toán độc lập;

- Thông báo cho khách hàng tên chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh để tiện lợi trong giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Như vậy, khi thực hiện thủ tục sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan để bảo đảm tốt nhất quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tránh gây nhầm lần cho đối tác, bạn hàng làm mất uy tín, giảm sút lợi nhuận kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về thủ tục sau khi thay đổi Giấy phép kinh doanh. Nội dung bài viết giới thiệu về thay đổi Giấy phép kinh doanh và liệt kê từng thủ tục tương ứng với nội dung thay đổi trong từng trường hợp sau khi thay đổi Giấy phép kinh doanh. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (369 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (2)

    MAI TIEN THANH
    Xin vui lòng tư vấn giúp em thủ tục để đăng ký bộ phận y tế doanh nghiệp quy mô 300 công nhân cần những giấy tờ gì ạ? Và thủ tục đăng ký như thế nào ạ
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo