Những hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định hiện hành (2023)

Nhiều cá nhân cần phải chuyển nhượng lại quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình lại cho người khác. Vậy có những hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nào theo quy định của pháp luật hiện nay? Cùng ACC tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

THIẾU HÌNH

1.Khái niệm chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp hiện nay được thực hiện thông qua những hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Thứ nhất, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức; cá nhân khác (Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009). Theo đó, bên chuyển giao sẽ chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tượng; và xác lập quyền sở hữu cho bên nhận chuyển giao.

Thứ hai, chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình (Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 ). Theo đó, bản chất của chuyển quyền sử dụng bên nhận chuyển giao chỉ có quyền sử dụng đối tượng mà không nắm quyền sở hữu.

Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật sở hữu trí tuệ

2. Các hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Những hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là cách để tổ chức, cá nhân sử dụng để chuyển giao lại quyền từ đối tượng sở hữu công nghiệp của mình một cách hợp lí nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu về những hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp sau đây:

2.1 Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

- Về chủ thể: 

Bên chuyển giao là chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp thì mới có thể chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của mình cho người khác.

- Về tên hợp đồng: 

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp”.

- Hiệu lực của hợp đồng :

Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký bảo hộ thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2.2 Chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

- Về chủ thể:

Bên chuyển giao có thể là chủ sở hữu; hoặc là bên nhận chuyển giao theo một hợp đồng chuyển giao khác khi được bên chuyển giao đầu tiên cho phép (gọi là hợp đồng thứ cấp).

Về hợp đồng chuyển quyền sử dụng:

Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là “Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp”.

- Các dạng hợp đồng: khác với chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, việc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có 3 dạng hợp đồng sau đây:

+ Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

+ Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

+ Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên. Nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Hợp đồng sử dụng mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Trên đây là những nội dung liên quan đến bài viết về những hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích đến cho các bạn.

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (521 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo