Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm [Cập nhật 2024]

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh năm 2022. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm. 

Dang Ky Giay Phep Kinh Doanh My Pham

Căn cứ pháp lý 

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh

1. Mã ngành nghề kinh doanh là gì ? 

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

Mã ngành nghề cấp 1:

Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.

Mã ngành nghề cấp 2:

Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.

Mã ngành nghề cấp 3:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.

Mã ngành nghề cấp 4:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành  nghề cấp 3.

Mã ngành nghề cấp 5:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Quy định của pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh. 

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Ví dụ: Kinh doanh ma túy thuộc trường hợp cấm kinh doanh nên các chủ thể không được kinh doanh, đăng ký kinh doanh cho ngành nghề ma túy. Ngoài ra, khi kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể có thể xem xét xử lý hình sự hoặc hành chính.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

3. Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm. 

Ngành nghề liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm gồm có: 

4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. 

Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh 

4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh 

8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. 

Chi tiết: 

  1. Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (Áp dụng cho công ty Việt Nam, hộ kinh doanh) 
  2. Thực hiện quyền xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật (Áp dụng cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài). 

Đối với các sản phẩm mỹ phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh thì đều phải đảm bảo có đầy đủ tem, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật. 

Doanh nghiệp phải thực hiện công bố mỹ phẩm tại cục quản lý dược – Bộ y tế trước khi nhập khẩu mỹ phẩm. Doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu pháp lý về quản lý, sao lưu hồ sơ công bố và hồ sơ chất lượng mỹ phẩm tại doanh nghiệp.

Đối với các sản phẩm là mỹ phẩm nhập khẩu thì phải đảm bảo các thủ tục thông quan và doanh nghiệp phải đăng ký thêm mã ngành nghề liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. 

4. Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm theo quy định của pháp luật. 

Khi đăng ký kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu, khách hàng không phải gặp quá là nhiều khó khăn vì đây đây chính là ngành kinh doanh không cần điều kiện. Mã ngành kinh tế đất nước ta đối với mã ngành buôn bán mỹ phẩm là 4649 đối với hoạt động bán buôn mỹ phẩm và 4772 đối với hoạt động bán lẻ, mở cửa hàng mỹ phẩm.

Như vậy, đối với hoạt động mở shop mỹ phẩm để bán lẻ và kinh doanh sản phẩm sẽ có những mã ngành buôn bán mỹ phẩm không giống nhau, khách hàng có ý định bán hàng mặt hàng này cần phải nắm rõ.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. Ngoài  ra khách hàng có thể tham khảo nhiều mã ngành nghề kinh doanh khác tại đây

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (437 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo