Thủ tục Kinh doanh Thực phẩm sạch (Cập nhật 2023)

Hiện nay, thực phẩm sạch đang là mặt hàng được ưa chuộng và được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Theo đó, Thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cũng chính là thủ tục cần thiết và quan trọng mà bất cứ cửa hàng kinh doanh nào nhằm tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đồng thời, đây cũng là cách giúp cửa hàng chứng minh được chất lượng và đảm bảo bảo độ an toàn của thực phẩm trước khi bày bán trên thị trường. Sau đây ACC sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề đăng ký mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch.

Thủ Tục Kinh Doanh Thực Phẩm Sạch (cập Nhật 2023)
chứng nhận thực phẩm sạch

1. Khái niệm kinh doanh thực phẩm sạch

Thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất bẩn, an toàn, tốt cho sức khỏe, cụ thể như là:

  • Không chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép.
  • Không chứa tạp chất (kim loại, thủy tinh, vật cứng …).
  • Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng).
  • Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng.
  • Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về an toàn thực phẩm.

2. Điều kiện để kinh doanh thực phẩm sạch

Thực phẩm sạch
Thực phẩm sạch

Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch thì cần điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng quy định như sau:

  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc kinh doanh thực phẩm sạch;
  • Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
  • Có trang thiết bị phù hợp để kinh doanh thực phẩm sạch; không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
  • Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe; kiến thức của người trực tiếp tham gia kinh doanh thực phẩm sạch;
  • Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sạch; lưu giữ thông tin liên quan đến việc kinh doanh bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
  • Cửa hàng kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu có đủ các điều kiện sau đây:
    • Có đăng ký ngành; nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
    • Có đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tương ứng với từng loại hình kinh doanh thực phẩm theo quy định.

>>>>>>>>>>> Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM mời các bạn tham khảo bài viết tại đây: Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm [2023]

3. Thẩm quyền, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm sạch

Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm - Bộ Y tế việt Nam

 Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm - Bộ Y tế việt Nam

4. Chuẩn bị thông tin để mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

4.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành (Luật doanh nghiệp 2014), Quý khách hàng có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp: 

  • Công ty TNHH một thành viên; 
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên; 
  • Công ty cổ phần; 
  • Doanh nghiệp tư nhân; 
  • Công ty hợp danh.

Với hoạt động kinh doanh có quy mô nhỏ, nên khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, bạn chỉ cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện quy định thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4.2. Lựa chọn đặt tên doanh nghiệp

  • Người thành lập công ty hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc Tòa án tuyên bố phá sản.
  • Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ Việt Nam, có thông tin được xác định gồm nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố…

4.3. Lựa chọn chức danh của người đại diện doanh nghiệp

  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

4.4. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

  • Cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình có cần điều kiện bổ sung gì không (Vốn pháp định, các quy định khác…)
  • Lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh theo  hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam sao cho phù hợp với công việc kinh doanh. 

5. Thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch
Thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

5.1. Chuẩn bị hồ sơ mở cửa hàng kinh doanh

5.1.1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Theo quy định tại Điều 71, Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

Nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh với nội dung:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của  cá nhân thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân tham gia hộ kinh doanh;
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (Đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập).

5.1.2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đăng ký hộ kinh doanh (có ngành nghề kinh doanh sản xuất)
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên (khám theo quy định ban hành tại bệnh viện được Sở Y Tế công nhận)
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
    • Sơ đồ quy trình sản xuất và thuyết minh quy trình
    • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
    • Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất nguyên liệu

5.2. Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể và xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

5.2.1 Đăng ký hộ kinh doanh

  • Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
    • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
    • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
    • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
  • Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5.2.2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt  động của cơ sở.

5.2.3. Xử phạt khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức phạt được quy định theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

6. Dịch vụ mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch của ACC có lợi ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận kinh doanh thẩm mỹ; tỷ lệ ra được giấy phép rất cao.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ).
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản. ACC thay mặt quý khách soạn thảo
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý; tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

7. Quy trình mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch của ACC

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu; đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định.
  • Khảo sát thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh và tư vấn để set up theo đúng quy định.
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày.
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ.
  • Nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

8. Những câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Chi phí trọn gói dịch vụ mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ trọn gói đối với hình thức Công ty là 5.000.000 đồng; đối với dịch vụ mở hộ kinh doanh là 2.000.000 đồng.

Chi phí xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói là từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng.

Bao lâu sẽ có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

  • Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).

Có xuống cơ sở khảo sát không?

  • Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (848 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Trần Văn Hiển
    Miễn, giảm tiền sử đụng đất khi chuyển đổi mực đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở đối với đối tượng chính sách có công với cách mạng
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo