Dịch vụ công mức độ 3 là gì?Cách sử dụng dịch vụ công mức độ 3.

Thời đại công nghệ số càng phát triển cũng kéo theo những điểm mới của các cơ quan Nhà Nước, cụ thể có các dịch vụ công ở trên các cổng thông tin. Bài viết dưới đây sẽ cho mọi người thêm các thông tin về dịch vụ công mức độ 3 và những thông tin liên quan đến dịch vụ công. Dịch vụ công mức độ 3 là gì? Cách sử dụng dịch vụ công mức độ 3.

Dịch vụ công mức độ 3 là gì? Cách sử dụng dịch vụ công mức độ 3.

1. Dịch vụ công mức độ 3 là gì? Dịch vụ công trực tuyến là gì?

    Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là một dịch vụ công trực tuyến bao gồm tất cả các tính năng của cấp độ 2 và bổ sung cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ.

Theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022/NĐ-CP có quy định Dịch vụ công trực tuyến là các dịch vụ hành chính và dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho tổ chức và cá nhân qua môi trường mạng Internet. Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, chương trình dịch vụ công trực tuyến được triển khai theo 4 mức độ. 

2. Những yêu cầu trong các mức độ của dịch vụ công trực tuyến  

    Quy định tại Điều 5 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT về yêu cầu đối với các mức độ của dịch vụ công trực tuyến cụ thể như sau:

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về thủ tục hành chính, bao gồm tên thủ tục, trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, đối tượng thực hiện, cơ quan giải quyết, kết quả thực hiện thủ tục.
  • Cung cấp thông tin về mẫu đơn, tờ khai, kết quả thực hiện thủ tục, yêu cầu, điều kiện, phí, lệ phí.
  • Thông tin về hình thức nhận hồ sơ, trả kết quả.
  • Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật và quyết định công bố thủ tục hành chính.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2:

  • Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mức độ 1.
  • Cung cấp các biểu mẫu điện tử không tương tác để người sử dụng tải về và khai báo sử dụng.
  • Cho phép in hồ sơ từ biểu mẫu điện tử sau khi khai báo, tương tự như in từ biểu mẫu giấy thông thường.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3:

  • Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mức độ 2.
  • Cung cấp các biểu mẫu điện tử tương tác để người sử dụng khai báo thông tin và gửi hồ sơ trực tuyến tới cơ quan cung cấp dịch vụ.
  • Hồ sơ hành chính điện tử được tổ chức và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng dịch vụ công trực tuyến.
  • Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng.
  • Thanh toán phí, lệ phí và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:

  • Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mức độ 3.
  • Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người sử dụng thanh toán phí, lệ phí qua môi trường mạng.
  • Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính, có giá trị pháp lý như kết quả truyền thống.
  • Khuyến khích việc trả kết quả qua các kênh giao tiếp điện tử khác như tin nhắn trên điện thoại di động, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng.

3. Hướng dẫn sử dụng dịch vụ công mức độ 3

Dịch vụ một cửa của TP Hồ Chí Minh

Dịch vụ một cửa của TP Hồ Chí Minh

Dưới đây là quy trình tham khảo cho việc nộp và xử lý hồ sơ trực tuyến mức độ 3 cho tổ chức và cá nhân. 

Bước 1: Đăng Ký và Đăng Nhập Tài Khoản

Truy cập vào Cổng dịch vụ công của nơi muốn làm hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Điền thông tin đăng ký theo hướng dẫn sau đó nhận thông tin đăng nhập qua email hoặc tin nhắn.( Kiểm tra và cập nhật thông tin tài khoản nếu cần.)

Bước 2: Nộp Hồ Sơ Dịch Vụ Công Trực Tuyến

  • Người nộp hồ sơ thực hiện: Đăng nhập vào hệ thống, tìm kiếm cơ quan và lĩnh vực cần thực hiện. Điền đơn, tờ khai và tải tài liệu điện tử, ký chữ ký số (nếu cần). Xong hết sẽ bấm gửi hồ sơ.
  • Các thông tin, dữ liệu sau khi được ghi nhận nếu được tổ chức, cá nhân đồng ý sẽ được hệ thống thông tin lưu giữ và điền tự động trong các biểu mẫu điện tử, hồ sơ điện tử khi thực hiện các thủ tục hành chính lần sau theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Nhận Kết Quả Hồ Sơ mức Độ 3:

Tổ chức, cá nhân đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã để nhận kết quả hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tiếp hoặc các kênh thanh toán khác theo quy định.         

Bước 4: Tra Cứu Tình Trạng Hồ Sơ

  • Tra cứu trên Cổng dịch vụ công của tỉnh bằng cách nhập mã số hồ sơ hoặc CCCD/CMND và làm theo hướng dẫn của Hệ thống.
  • Kết quả tra cứu trình trạng hồ sơ, bao gồm những nội dung: Mã hồ sơ, thủ tục thực hiện, tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, ngày tiếp nhận, ngày hẹn trả, tình trạng xử lý của hồ sơ...

4. Những rủi ro khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến. 

Dưới đây là những rủi ro khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến:

  • Mất cắp thông tin cá nhân: Hacker có thể tấn công hệ thống để lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email, số căn cước công dân,...Thông tin cá nhân bị đánh cắp có thể được sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp như lừa đảo, giả mạo, hoặc bán cho các bên thứ ba.
  • Lừa đảo trực tuyến: Kẻ lừa đảo có thể tạo website giả mạo các cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán tiền. Người dùng cần cẩn thận kiểm tra kỹ website trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.
  • Giao dịch không thành công: Hệ thống có thể gặp lỗi hoặc sự cố kỹ thuật khiến giao dịch không thành công. Người dùng có thể mất thời gian và tiền bạc do giao dịch không thành công.
  • Hệ thống lỗi: Hệ thống dịch vụ công trực tuyến có thể gặp lỗi kỹ thuật khiến người dùng không thể truy cập hoặc sử dụng dịch vụ. Hệ thống lỗi có thể gây ra sự bất tiện và khó khăn cho người dùng.
  • Khó khăn trong việc sử dụng: Một số người dân, đặc biệt là người cao tuổi hoặc người ở vùng sâu vùng xa, có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến do thiếu kiến thức về công nghệ hoặc do giao diện hệ thống phức tạp.

5. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến. 

 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến cụ thể như sau: 

- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Người dân và tổ chức không cần phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước để làm thủ tục. Giảm thiểu chi phí đi lại, in ấn, photo tài liệu và tiết kiệm thời gian chờ đợi.

- Tăng cường minh bạch và hiệu quả: Mọi thông tin về thủ tục hành chính đều được công khai trên mạng. Quy trình thực hiện thủ tục được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết. Giảm thiểu tình trạng hối lộ, tham nhũng.

- Thuận tiện cho người dân và tổ chức: Có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi, 24/7. Không bị giới hạn bởi thời gian làm việc của cơ quan nhà nước. Dễ dàng theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ

- Nâng cao chất lượng dịch vụ công: Các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Nâng cao sự hài lòng của người dân và tổ chức.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (262 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo