Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu?

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy tờ pháp lý cần thiết đối với trường hợp bắt buộc phải có để thực hiện hoạt động kinh doanh. Vậy xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Tại sao cần phải xin giấy phép này? Nộp hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm ở đâu? Cùng công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm là văn bản chính thức chứng nhận rằng một doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm. Thông tin bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, loại hình kinh doanh, tiêu chuẩn đạt được, ngày cấp, thời hạn hiệu lực, và thông tin cơ quan cấp chứng nhận. Giấy chứng nhận này quan trọng để chứng minh cam kết của doanh nghiệp với an toàn thực phẩm.

2. Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Căn cứ vào ngành nghề được đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh của chủ cơ sở mà việc xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm ở đâu sẽ được xác định xin ở cơ quan nào chính.

Theo quy định tại Điều 35, Luật An toàn thực phẩm 2010 thì có 03 cơ quan được phép cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đó là:

  • Bộ Y tế
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Bộ Công Thương

Về cơ bản, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã phân định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu như sau:

2.1 Đối với trường hợp xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở Bộ Y tế

Những cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng sau sẽ Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu ở Bộ Y tế, bao gồm:

  • Phụ gia thực phẩm: phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Nước uống đóng chai
  • Nước khoáng thiên nhiên
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ

Trong đó:

Cục an toàn thực phẩm: Có quyền hạn cấp giấy phép cho các sản phẩm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới
  • Phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định.

Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm: Có quyền hạn cấp giấy phép đối với:

  • Công ty hoặc Hộ kinh doanh nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên
  • Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn
  • Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp
  • Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Phòng y tế – ủy ban nhân quận: Có quyền hạn cấp giấy phép cho các Hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ quy định cấp đối với Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm

2.2 Đối với trường hợp xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở Bộ Nông nghiệp

Những cơ sở kinh doanh, sản xuất các ngành nghề, mặt hàng sau sẽ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu ở Bộ Nông nghiệp, bao gồm:

  • Bộ nông nghiệp cấp đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong....
  • Sở nông nghiệp cấp giấy đối với các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên liên quan đến sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật,…) có giấy đăng ký kinh doanh kể cả cơ sở đã đạt chứng nhận HACCP, ISO 22000
  • Cục thú y cấp đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Chi cục thú y cấp cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
  • Chi cục bảo vệ thực vật cấp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh rau – quả, chè các loại.
  • Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nông lâm thủy sản cấp cho các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm, thủy hải sản các loại

2.3 Đối với trường hợp xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở Bộ Công thương

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng sau sẽ xin cấp ở Bộ Công thương, cụ thể như sau:

  • Vụ khoa học và công nghệ cấp cho cơ sở sản xuất, Vụ thị trường trong nước cấp cho cơ sở kinh doanh các mặt hàng:
  • Rượu: 3 triệu lít/năm trở lên.
  • Bia: 50 triệu lít/năm trở lên.
  • Nước giải khát: 20 triệu lít/năm trở lên.
  • Sữa chế biến: 20 nghìn lít/năm trở lên.
  • Dầu thực vật: 50 nghìn tấn/năm trở lên.
  • Bột và tinh bột: 100 nghìn tấn/năm trở lên.
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên
  • Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh và đại lý bán buôn có quy mô trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, thành phố trực thuộc trung ương cũng xin cấp ở 02 cơ quan nói trên.
  • Sở công thương cấp đối với những sản phẩm sau nhưng quy mô kinh doanh nhỏ, gói gọn ở một địa phương, thành phố:
  • Rượu, bia, nước giải khát.
  • Sữa chế biến.
  • Dầu thực vật.
  • Sản phẩm chế phẩm tinh bột, bánh, mứt, kẹo.
  • Bao bì chứa đựng các sản phẩm trên.

Đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 

3. Vì sao phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Vì sao phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Vì sao phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

 

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có tên đầy đủ là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây được xem là chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống tác động đến sức khỏe và cơ thể con người.

Như vậy, pháp luật Việt Nam đặt ra quy định phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với những cơ sở này để:

  • Bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong cuộc sống
  • Giúp nhà nước quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và có biện pháp can thiệp, phòng ngừa đối với các cơ sở không đủ điều kiện VSATTP
  • Nâng cao sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như chứng nhận pháp lý để họ chịu trách nhiệm và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng đối với những thực phẩm do mình kinh doanh và sản xuất trên thị trường.

4. Những lưu ý khi xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Khi đã hiểu rõ Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu bạn cần lưu ý các vấn đề dưới đây để quá trình xin giấy phép được thuận lợi, nhanh chóng.

- Soạn kĩ hồ sơ xin cấp Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu

- Nắm rõ ngành nghề đã đăng ký kinh doanh để xác định được cơ quan có thẩm quyền cấp và biết được Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu

- Trong trường hợp Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu hết hiệu lực thì trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại đối với những cơ quan được nhắc đến ở trên.

5. Dịch vụ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của ACC

  1. Tự hào là đơn vị tư vấn hàng đầu về dịch vụ làm giấy phép VSATTP vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách
  2. Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
  3. Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi
  4. Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ACC thay mặt quý khách soạn thảo
  5. Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh
  6. ACC hỗ trợ trọn vẹn các dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Để hiểu thêm thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

6. Mọi người cùng hỏi

1. Ai Có Thể Cung Cấp Thông Tin Chi Tiết Về Quy Trình Đăng Ký?

- Các văn phòng y tế địa phương hoặc trung tâm quản lý thực phẩm thường có thông tin chi tiết về quy trình và yêu cầu cần thiết.

2. Thời Gian Xử Lý Đơn Đăng Ký Là Bao Lâu?

- Thời gian xử lý đơn đăng ký thường phụ thuộc vào quy định cụ thể của địa phương, nhưng thường mất vài tuần đến một vài tháng.

3. Làm Thế Nào Để Cập Nhật Giấy Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm?

- Để cập nhật giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn cần liên hệ với cơ quan y tế địa phương để biết về quy trình làm mới.

4. Có Cần Thanh Toán Phí Đăng Ký Không?

Một số địa phương yêu cầu thanh toán phí đăng ký. Bạn cần kiểm tra quy định cụ thể của địa phương bạn đang hoạt động.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và lý do tại sao phải xin loại giấy này. Nếu quý khách hàng có vấn đề cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Đồng thời, công ty Luật ACC chuyên cung cấp dịch vụ làm giấy phép trong đó có giấy phép an toàn thực phẩm nhanh chóng và tiết kiệm. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1164 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo