Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh rượu bia

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một khoản thuế quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng và tăng thu ngân sách nhà nước. Rượu bia là một trong những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bài viết này sẽ trình bày cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh rượu bia nhằm giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này thực hiện nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ và chính xác.

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh rượu bia

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh rượu bia

1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu được áp dụng đối với một loạt các hàng hóa và dịch vụ đặc biệt tại Việt Nam. Được xem là một phần quan trọng trong hệ thống thuế của quốc gia, tiêu thụ đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

2. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh rượu bia

Căn cứ Điều 5 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi bổ sung 2022 quy định về Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo đó Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, Nếu Dịch vụ chịu thuế và thuế suất, cụ thể được tính như sau: 

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất

Trong đó:  

Thuế suất là mức thuế được áp dụng cho một đơn vị tính thuế nhất định. Thuế suất có thể được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%), số tiền cụ thể hoặc một công thức tính toán.

Giá tính thuế được tính như sau (Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt)

  • Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bằng giá do cơ sở bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng, xác định như sau 

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá bán chưa có thuế GTGT - Thuế BVMT (nếu có))

                                         --------------------------------------------------------

                                                (1+ Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)

  • Hàng hóa Nhập khẩu: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu (Trường hợp: được miễn, giảm thuế NK thì GTT không có số thuế NK được miễn, giảm)
  • Hàng hóa gia công: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = giá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng 
  • Hàng hóa bán theo phương thức trả góp: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó (Không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm) 
  • Dịch vụ: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt= Giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh (xem thêm khoản 5 Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt) 

Trường hợp được khấu trừ thuế thì theo quy định tại Điều 7 Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2020/NĐ-CP thì việc khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt được tính với công thức sau:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

=

Số thuế tiêu thụ đặc    biệt của hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán ra trong kỳ

 

Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu ở khâu nhập khẩu hoặc số thuế tiêu thụ đặc biệt đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hóa được bán ra trong kỳ

3. Trường hợp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia

Trường hợp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia

Trường hợp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia

Trong hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt, có một số đối tượng được miễn hoặc không phải chịu trách nhiệm nộp thuế. Quy định về trường hợp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia tại Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

Đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

  • Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
  • Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

4. Các trường hợp được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp

Quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt năm 2008 điều chỉnh về việc khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt, theo đó người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt  nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh rượu, bia đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt mà có chứng từ hợp pháp thì sẽ được khấu trừ số thuế đã nộp như quy định.

5. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành đối với rượu bia

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt về rượu, bia được quy định như sau: 

  • Đối với rượu, rượu có nồng độ cồn từ 20 độ trở lên chịu mức thuế suất là 65%; rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ chịu mức thuế suất là 35%. 
  • Đối với bia, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định là 65%.

Hiệu lực về thuế suất này được áp dụng từ ngày 01/01/2018.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt được cộng vào giá bán của rượu bia?

Có. Căn cứ theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu được tính vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, vì vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt đương nhiên được cộng vào giá bán của rượu, bia.  

6.2. Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh rượu bia để xuất khẩu có phải trả thuế tiêu thụ đặc biệt không? 

Không. Rượu bia để xuất khẩu không phải đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế nội địa, hướng dẫn tiêu dùng cho người dân trong nước, nên hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà được xuất khẩu thì sẽ không còn là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

6.3. Rượu bia mua tại cửa hàng miễn thuế có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Không, rượu bia mua tại cửa hàng miễn thuế không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp nhập khẩu rượu bia vào Việt Nam để bán, doanh nghiệp kinh doanh sẽ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho số lượng rượu bia đó.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh rượu, bia. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (843 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo