Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu theo quy định

Ngành hàng rượu bia luôn là một trong những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, thu hút đông đảo nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, để kinh doanh mặt hàng này một cách hợp pháp, việc tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật là điều kiện tiên quyết. Trong bài viết này ACC sẽ Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu theo quy định, giúp quý khách hàng có thể tự tin bước vào thị trường đầy hứa hẹn này.

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu theo quy định

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu theo quy định

1. Giấy phép bán lẻ rượu là gì?

Giấy phép bán lẻ rượu là điều kiện bắt buộc nếu các tổ chức, cá nhân có hoạt động bán lẻ rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên. Hoạt động bán lẻ được hiểu là hoạt động bán rượu cho người tiêu dùng để sử dụng mà không nhằm mục đích để bán lại.

2. Hồ sơ để xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu

Căn cứ Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (01 bộ) bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
  • Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

3. Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu theo quy định

Sau khi tổ chức, cá nhân đã chuẩn bị Hồ sơ đầy đủ thì quy trình xin giấy phép tiếp theo được quy định lần lượt các bước sau: 

Bước 1. Nộp hồ sơ: 

Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn những hình thức dưới đây:

-Nộp trực tiếp: Nộp tại cơ quan có thẩm quyền nơi tổ chức/cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở kinh doanh.

-Nộp qua bưu điện: Gửi bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh/thành phố nơi tổ chức/cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở kinh doanh.

-Nộp trực tuyến: Nộp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền nơi tổ chức/cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở kinh doanh (nếu có).

Bước 2. Đóng lệ phí

Lệ phí cơ bản cho lĩnh vực sản xuất rượu là 2.000.000 đồng

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Lưu ý về thời hạn giải quyết: Hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh rượu, bia sẽ được giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công

Căn cứ Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về Kinh doanh rượu, bia được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp giấy phép bán lẻ rượu là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

4. Điều kiện để bán lẻ rượu là gì?

Điều kiện để bán lẻ rượu là gì

Điều kiện để bán lẻ rượu là gì

Căn cứ Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP điều kiện bán lẻ gồm:

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

5. Thời hạn của Giấy phép bán lẻ rượu là bao lâu?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP,  Thời hạn của Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.

6. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán lẻ rượu

Căn cứ Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP, thương nhân bán bán lẻ rượu có quyền và nghĩa vụ sau đây:

 Quyền và nghĩa vụ chung:

  •  Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
  • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;

Quyền và nghĩa vụ riêng::

  • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
  • Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.

7. Câu hỏi thường gặp

Trong trường hợp nộp thiếu hồ sơ sau khi đã nộp đề nghị cấp giấy phép thì doanh nghiệp có được phép bổ sung không?

Có. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung, khi đó doanh nghiệp sẽ được bổ sung hồ sơ còn thiếu.

Có rủi ro pháp lý nào có thể xảy ra nếu không tuân thủ quy định khi kinh doanh bán lẻ rượu?

Có, vi phạm các quy định về bán lẻ rượu có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí là bị thu hồi giấy phép kinh doanh, tùy theo mức độ vi phạm và quy định của pháp luật 

Để bán lẻ rượu, thương nhân có bắt buộc là doanh nghiệp không?

Không. Ngoài doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh bán lẻ còn có thể là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

 

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu theo quy định. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (867 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo