Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức là gì?

Lương tâm được hiểu là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức là gì? của chúng tôi.

Luongtam1

Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức là gì?

1. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức là gì?

Hiện nay theo cách hiểu tại sách giáo khoa Giáo dục công dân thì có giải thích về lương tâm như sau: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội. Như vậy, Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức cũng có thể được hiểu với một tên gọi khác là Lương tâm.

Lương tâm có thể được hiểu là là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Lương tâm nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Con người chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép trước khi quyết định làm một vấn đề, một việc nào đó. Lương tâm cũng sẽ ra lệnh, chi phối quyết định và hành động của Con người chúng ta. Nếu Con người chúng ta làm trái lương tâm, quyết theo theo thì bản thân luôn sống trong trạng thái cảm thấy ăn năn hay lo sợ. Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

Lương tâm nghĩa là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân. Họ tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Theo một cách hiểu rộng hơn, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Nó được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội.

Lương tâm là một phần của tính cách giúp bạn xác định đúng và sai. Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động.

Lương tâm của bạn giống như la bàn. Lương tâm hướng dẫn bạn đi đúng đường và tránh được vấn đề.

Lương tâm giống như cái gương. Lương tâm phản ánh tình trạng đạo đức và cho biết con người bề trong của bạn.

Lương tâm giống như người bạn tốt. Lương tâm có thể cho bạn lời khuyên tốt và giúp bạn được thành công nếu bạn chịu lắng nghe.

2. Trạng thái của lương tâm

Hai trạng thái của lương tâm là thanh thản và cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân, cụ thể:

+ Trạng thái thanh thản nghĩa là trạng thái thể hiện sự vui sướng, hài lòng về công việc gì đó mà mình đã làm được, làm đúng theo lương tâm bản thân. Ví dụ khi bản thân nhặt được của rơi nhưng băn khoăn không biết có nên trả lại người đánh mất hay giữ của riêng. Lương tâm không cho phép và trả lại người đã đánh rơi tiền thì bản thân cảm thấy nhẹ nhõm và vui vì đã làm được việc tốt.

+ Trạng thái cắn rứt sẽ thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm. Khi bạn làm việc sai trái, việc xấu hoặc không phù hợp bản thân luôn suy nghĩ lo lắng về vấn đề ấy. Nhặt được của rơi mà lấy không trả người đã đánh mất thì luôn lo lắng họ phát hiện, đòi lại trách móc mình, lương tâm không được yên.

3. Vai trò của lương tâm

Lương tâm có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và đạo đức con người. Lương tâm chi phối hành động, quyết định hành động con người làm việc tốt, việc thiện. Lương tâm tạo động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện, làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết sửa chữa sai lầm.

Lương tâm sẽ trừng phạt con người nếu con người có ý nghĩ và hành vi ác, bản thân luôn cắn rứt lương tâm, làm gì cũng không yên.

Lương tâm là hạt nhân đạo đức của nhân cách. Một con người có lương tâm đẹp sẽ tạo nhân cách tốt, ứng xử chân thành tử tế với mọi người.

Lương tâm giúp cuộc sống con người ổn định, yên bình và hạnh phúc hơn.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức là gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (841 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo