Có bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc hay không?

Ký kết hợp đồng thử việc là một vấn đề được nhiều người lao động và người sử dụng lao động quan tâm. Vậy, Có bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc này.Có bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc hay khôngCó bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc hay không

1. Hợp đồng thử việc là gì? 

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về khái niệm của hợp đồng thử việc, tuy nhiên, dựa vào bản chất, có thể hiểu Hợp đồng thử việc là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử cụ thể bao gồm thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của 2 bên. Trên thực tế hợp đồng có thể được thỏa thuận bằng nhiều hình thức. Hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản tùy thuộc vào sự lựa chọn của 2 bên.

2. Có bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc hay không?

Căn cứ điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định: 

Thử việc:

  1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
  2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
  3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó. đối với người lao động giao kết hợp đồng dưới 01 tháng thì không áp dụng thử việc.

Việc thỏa thuận thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể thực hiện bằng việc giao kết hợp đồng thử việc hoặc ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.

Hiện nay, Bộ luật lao động chưa có quy định về bắt buộc người lao động phải ký hợp đồng thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động. Do đó, người lao động không bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc 

3. Hình thức của hợp đồng thử việc được quy định như thế nào?

Hiện nay, pháp luật lao động chưa có quy định về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động. Do đó hình thức của hợp đồng thử việc có thể được giao kết bằng miệng hoặc bằng văn bản.

Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức giao kết hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

  • hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

4. Thỏa thuận miệng khi thử việc, người lao động có gặp rủi ro không?

Việc thỏa thuận miệng khi thử việc tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lao động, cụ thể như sau:

  • Khó khăn trong việc chứng minh thỏa thuận:

Khi không có hợp đồng lao động hay hợp đồng thử việc bằng văn bản, người lao động sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh các nội dung thỏa thuận với người sử dụng lao động, bao gồm: thời gian thử việc, công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ,...

Việc thiếu bằng chứng có thể khiến người lao động dễ bị thiệt thòi khi xảy ra tranh chấp với người sử dụng lao động.

  •  Dễ bị vi phạm quyền lợi:

Do thiếu ràng buộc pháp lý của hợp đồng, người sử dụng lao động có thể dễ dàng vi phạm các quyền lợi của người lao động trong quá trình thử việc, ví dụ như:

Ép buộc làm việc quá giờ, làm việc không đúng với thỏa thuận.

Không trả lương hoặc trả lương thấp hơn mức thỏa thuận.

Chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định.

Người lao động trong trường hợp này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đòi lại quyền lợi của mình.

  • Hạn chế khả năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp:

Khi không có hợp đồng bằng văn bản, người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng như thanh tra lao động, tòa án lao động,... để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

  • Không có căn cứ để giải quyết quyền lợi khi xảy ra tranh chấp
Thỏa thuận miệng khi thử việc, người lao động có gặp rủi ro không

Thỏa thuận miệng khi thử việc, người lao động có gặp rủi ro không

5. Có bắt buộc thông báo kết quả thử việc cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc không?

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Bộ Luật lao động 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc, cụ thể như sau:

  • Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
  • Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
  • Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

6. Câu hỏi thường gặp

Thời hạn của hợp đồng thử việc là bao lâu?

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

  • Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Có thể chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn không?

Cả hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn mà không cần phải bồi thường hay báo trước.

Có nên ký một hợp đồng thử việc không?

Việc ký hợp đồng thử việc có thể là cơ hội tốt để cả hai bên có thể thử nghiệm môi trường làm việc và xem xét xem mối quan hệ lao động này có phù hợp hay không. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trước khi ký kết.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Có bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc hay không? Các quy định về hợp đồng liên danh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (206 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo