Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng

Được điều chỉnh chính bởi quy định của Luật Xây dựng và tuân thủ quy định khác trong bộ luật dân sự, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng

Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của Bộ luật dân sự và mỗi một ngành luật khác quy định về hợp đồng đều phải có sự thống nhất với pháp luật dân sự ngoài những quy định riêng. Do vậy, khi có hành vi vi phạm xảy ra thì việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng không thể tránh khỏi. Vậy pháp luật quy định như thế nào, phải áp dụng ra sao trong lĩnh vực xây dựng, tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!

boi-thuong-thiet-hai-hop-dong-4

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng phổ biến

1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng nói riêng được quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành, và người gây ra hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại nếu có đủ 03 căn cứ chính như sau:

  • Có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại định lượng được bằng vật chất
  • Có hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng hoặc hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra. (được quy định rõ trong hợp đồng hoặc theo căn cứ pháp luật xây dựng)
  • Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc quy định trong văn bản pháp luật.

Như vậy, dựa trên 03 căn cứ này mà người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ chứng minh cho việc mình là chủ thể bị ảnh hưởng bởi việc thiệt hại từ hợp đồng xây dựng đó. Và mức bồi thường thiệt hại ưu tiên mức do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ dựa vào căn cứ pháp luật xây dựng quy định.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Xử lý bồi thường thiệt hại

2. Quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng

Hiện nay, tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng, trong đó có nhiều điều khoản về việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng. Ví dụ:

  • Bên nhận thầu thi công xây dựng công trình được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra.
  • Trong việc tạm dừng hợp đồng xây dựng: bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông báo hoặc lý do tạm dừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia.
  • Bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông báo hoặc lý do tạm dừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia.
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng: Trường hợp, bên giao thầu thanh toán không đúng thời hạn và không đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng thì phải bồi thường cho bên nhận thầu theo lãi suất quá hạn do ngân hàng thương mại nơi bên nhận thầu mở tài khoản thanh toán công bố tương ứng với các thời kỳ chậm thanh toán.

Như vậy, nếu hợp đồng xây dựng là hợp đồng liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và hợp đồng xây dựng giữa doanh nghiệp dự án PPP với các nhà thầu xây dựng thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là dự án PPP) thì căn cứ áp dụng theo quy định trên.

Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng (các nội dung như quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện nội dung trong hợp đồng) thì sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng xây dựng để xác định anh nhé. Thông thường, nghĩa vụ này sẽ chấm dứt khi các bên đã thực hiện xong hợp đồng (khi đã có biên bản thanh lý/ chấm dứt hợp đồng).

3. Những câu hỏi thường gặp.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng;

Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, quy định

- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:

- Có thiệt hại xảy ra

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

- Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015, quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Toàn bộ những nội dung trên đây nội dung cơ bản về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng. Cần phải nắm rõ những điều khoản tương ứng để tránh được những rủi ro không đáng có, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bởi xây dựng là lĩnh vực đặc thù. Do vậy, để có thể hiểu rõ hơn về điều này, quý khách hàng có thể liên hệ với Luật ACC để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên pháp lý, đội ngũ luật sư có kinh nghiệm của chúng tôi để được giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan. Thông tin qua:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (487 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo