Tra cứu hóa đơn không ra thông tin thì phải làm sao?

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay đã tiến hành áp dụng tra cứu hóa đơn trên cổng thông tin điện tử và đây cũng là một trong những mối quan tâm của doanh nghiệp. Đây là công việc thường xuyên phải thực hiện của các kế toán, tuy nhiên, khi tra cứu hóa đơn, rất nhiều trường hợp doanh nghiệp nhận được thông tin hóa đơn mà doanh nghiệp đang tra cứu là không hợp pháp. Có thể trường hợp đó doanh nghiệp chưa thông báo phát hành hóa đơn hoặc đã thông báo phát hành nhưng thông tin chưa được đưa lên cổng thông tin. Vậy trong trường hợp này doanh nghiệp cần phải xử lý như thế nào?. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Tra Cứu Thông Tin Hóa đơn

1. Hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là gì?

Theo quy định tại điểm 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây được xem là không hợp pháp:
  • Hóa đơn, chứng từ giả;
  • Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
  • Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng dùng hóa đơn.
  • Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
  • Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế.
  • Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là gì?

Theo quy định tại điểm 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây được xem là không hợp pháp:
  • Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;
  • Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ);
  • Sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
  • Sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
  • Sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

3. Rơi vào những trường hợp trên thì xử lý như thế nào?

Những việc doanh nghiệp cần phải làm khi rơi vào những trường hợp trên bao gồm:
  • Liên hệ ngay bên bán hàng để kiểm tra lại xem bên bán hàng đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử đó chưa.
  • Nếu bên bán hàng đã thông báo phát hành rồi thì chụp ảnh cho xin thông báo phát hành hóa đơn của bên bán hàng được cơ quan Thuế chấp nhận.
  • Hoặc có thể do bạn đang mở qua trình duyệt Google Chrome, Cốc Cốc,.. Hãy thử mở lại bằng trình duyệt Internet Explorer.

Theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

– Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Không được tẩy xóa, sửa chữa. Phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ. Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.”

Theo quy đinh tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định:

"Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật."

Tìm hiểu các cách tra cứu tiền điện đơn giản và nhanh chóng nhất trong bài viết: Tra cứu hoá đơn tiền điện

3.1 Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán:

– Thuế GTGT: Không kê khai hóa đơn đó (vì Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào) và số tiền thuế GTGT đó cũng là chi phí bị loại.

Thuế TNDN: Hạch toán chi phí đó bình thường (nhưng theo dõi trên 1 file Excel, để biết đó là chi phí không được trừ) => Cuối năm khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN thì loại phần chi phí đó ro -> Nhập vào Chỉ tiêu B4 trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN.

3.2 Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán:

Thuế GTGT: Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế GTGT. Điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc Doanh nghiệp đã xin hoàn thuế, Doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế.
Thuế TNDN: Kê khai Điều chỉnh Tờ khai Quyết toán thuế (Nếu hóa đơn đó phát sinh trong năm thì xử lý như trên trường hợp 1)
Lưu ý đối với trường hợp tra cứu Hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ mua của Chi Cục Thuế thì sẽ chỉ hiện thông tin của Doanh nghiệp mua Hóa đơn mà không có Thông tin Hóa đơn.
  • Thông tin người bán hàng hóa dịch vụ hiển thị đúng với dấu mộc vuông trên hóa đơn bán hàng là đúng, hợp pháp
  • Thông tin hóa đơn sẽ không hiển thị gì vì đây là hóa đơn bán hàng mua của Cục Thuế, do Cục Thuế quản lý.

Trong trường hợp ảnh hưởng tới thuế TNDN phải nộp sẽ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế.

Lưu ý:

  • Bên mua không những không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không được hạch toán vào chi phí mà còn bị phạt về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
  • Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp phát sinh trước khi doanh nghiệp đó bỏ trốn và doanh nghiệp đó đã kê khai nộp thuế thì bạn có thể liên hệ với Chi cục thuế để chứng minh là có giao dịch thật với doanh nghiệp đó và có hóa đơn, chứng từ, hồ sơ đầy đủ.
  • Cho dù các bạn có chứng minh được giao dịch đó là thật nhưng nếu bên bán bỏ trốn và không kê khai thuế thì bên mua cũng sẽ khó được khấu trừ thuế GTGT và đưa vào chi phí.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của chúng tôi xoay quanh câu hỏi "Tra cứu hóa đơn không ra thông tin thì phải làm sao?" theo quy định cập nhật mới nhất năm 2022. Chúng tôi mong rằng quý khách hàng đã nắm được những thông tin hữu ích liên quan đến quyền lợi của mình. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm nào và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (213 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo