Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép hay không?

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, việc vận chuyển hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, liệu việc kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép hay không? Đây là một câu hỏi đáng quan tâm đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Hãy cùng công ty Luật ACC tìm ra lời giải đáp cho vấn đề này.

Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép hay không?

Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép hay không?

1. Kinh doanh vận tải hàng hóa là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

2. Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép hay không?

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (gọi tắt là Giấy phép kinh doanh). Đây là văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xác nhận rằng họ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh vận tải nếu muốn hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bất kể là tổ chức hay cá nhân.

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa

Bước 1: Để xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô, cá nhân, tổ chức cần thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hoặc hộ kinh doanh và đăng ký ngành, nghề liên quan đến vận tải, căn cứ theo Phụ lục I Ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, cụ thể là vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

Bước 2: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bao gồm:

- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã: Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định, bản sao văn bằng, chứng chỉ của người điều hành, và bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.

- Đối với hộ kinh doanh: Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nơi nộp hồ sơ là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thể nộp trực tiếp hoặc qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Bước 4: Thời gian giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép sẽ thông báo trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

Bước 5: Lệ phí giải quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC.

4. Không có giấy phép kinh doanh vận tải hàng hoá bị phạt như thế nào?

Không có giấy phép kinh doanh vận tải hàng hoá bị phạt như thế nào?

Không có giấy phép kinh doanh vận tải hàng hoá bị phạt như thế nào?

Căn cđiểm d khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:

“Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

  1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu;”

Theo đó, người lái xe kinh doanh vận tải không có giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

5. Phân loại hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa

Căn cứ Điều 66  Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;

- Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

6. Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe container cần phải có bao nhiêu xe?

Theo Khoản 2 Điều 19 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì tối thiểu từ 10 xe trở lên nếu đặt trụ sở tại 05 thành phố trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Còn nếu trụ sở đặt ở các tỉnh còn lại thì phải có tối thiểu từ 03 xe

Có những trường hợp nào không cần giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa?

Không, mọi đơn vị, cá nhân hoạt động vận tải hàng hóa đều phải tuân thủ quy định về giấy phép.

Có cần phải gia hạn giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa không?

Có, giấy phép kinh doanh vận tải này có thời hạn nhất định, khi hết thời hạn, các đơn vị phải làm thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh vận tải.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép hay không?.Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1010 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo