Phát hành trái phiếu là gì? Phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

Phát hành trái phiếu là cách mà các tổ chức, doanh nghiệp huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư khi việc thu hút từ cổ phiếu không đạt thuận lợi. Vậy việc phát hành trái phiếu này như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC về Phát hành trái phiếu là gì? Phát hành trái phiếu doanh nghiệp? hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có đặc điểm thế nào?

Phát hành trái phiếu là gì? Phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

I. Khái niệm phát hành trái phiếu 

“Trái phiếu” là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

“Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

“Phát hành trái phiếu” được hiểu là cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận nghĩa vụ trả nợ của người cung ứng (tổ chức phát hành) và quyền sở hữu một Khoản tiền kèm theo thu nhập được hưởng của người sở hữu.

II. Tổ chức nào được quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có một lưu ý rằng: doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và xổ số; doanh nghiệp nhà nước thì ngoài việc tuân thủ quy định về phát hành trái phiếu; phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

III. Điều kiện và trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp 

1. Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện chào bán trái phiếu, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:

- Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp cần phải thoả mãn các điều kiện dưới đây:

+ Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

+ Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 (ba) năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

+ Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

+ Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

+ Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

- Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải thoả mãn các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP như sau:

+ Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.

+ Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.

+ Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.

+ Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự và thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Bước 1: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận để làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu.

Phương án phát hành trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;

- Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;

- Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền;

- Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

- Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

-  Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu:

- Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phát hành trái phiếu.

- Đối với các loại trái phiếu khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.

Bước 2: Gửi thông báo bằng văn bản về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp phát hành phải gửi đăng ký (thông báo) cho Bộ Tài chính tối thiểu 03 (ba) ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu, để Bộ Tài chính tổng hợp, theo dõi tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Bước 3: Đối với doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu đến Ủy ban chứng khoán nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Phát hành trái phiếu là gì? Phát hành trái phiếu doanh nghiệp? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Phát hành trái phiếu là gì? Phát hành trái phiếu doanh nghiệp?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1118 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo