Bãi bỏ phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (2024)

Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước đây được coi là một trong những giấy tờ không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn xin giấy phép kinh doanh vận tải. Tuy nhiên hiện nay để có thể giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, nhà nước đã bãi bỏ giấy tờ này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.
Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được hiểu là gì?

Để triển khai bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào trên thực tế, doanh nghiệp cũng phải tiến hành đề ra phương án kinh doanh thể hiện sự chuẩn bị, kế hoạch, dự liệu của doanh nghiệp mình về hoạt động kinh doanh trong tương lai của mình. Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ngoài là một tài liệu nội bộ của doanh nghiệp, trước đây thì nó còn là một căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho doanh nghiệp.

Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, thì phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được đề ra liên quan đến các nội dung: Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận tải hàng hóa thông thường…); Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình; Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300km trở lên hay dưới 300km); Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện; Lái xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ; Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

2. Bỏ phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong hồ sơ xin giấy phép kinh doanh.

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một trong những điều kiện không thể thiếu trong hồ sơ xin giấy phép kinh doanh, cụ thể luật quy định như sau:

-  Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  •  Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);
  •  Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô ở đâu? Thủ tục thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải biển

 

- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do hết hạn Giấy phép bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Như vậy có thể thấy trước đây thì phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng, không thể khi xin cấp giấy phép kinh doanh, và cả trong hồ xin gia hạn giấy phép kinh doanh. Nhà làm luật trước đây cho rằng thông qua Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà đơn vị vận tải đã đưa ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xem xét năng lực kinh doanh, cơ sở vật chất mà doanh nghiệp đã tiến hành hoạch định, chuẩn bị nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép.

Tuy nhiên hiện nay theo quy định mới tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì loại giấy tờ, tài liệu này đã được hủy bỏ, cụ thể căn cứ vào Điều 18 pháp luật quy định  như sau:

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Như vậy có thể thấy so với quy định trước đây thì đã tiến hành bãi bỏ phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với các loại thủ tục, hồ sơ cũng được đơn giản hơn so với trước đó. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, bởi việc quy định thủ tục hành chính quá rườm rà sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì các hộ kinh doanh vận tải có cơ cấu tổ chức đơn giản, việc phải làm thêm phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể gây khó khăn đối với đối tượng này.

Giấy phép quảng cáo là gì? Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục xin giấy phép quảng cáo

3. Các câu hỏi thường gặp đối với phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?

3.1 Hiện nay có cần phải chuẩn bị phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi xin giấy phép kinh doanh không?

Theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP do nhà nước mới ban hành, thì pháp luật đã bãi bỏ đối với phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong hồ sơ xin giấy phép kinh doanh.

3.2 Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có bắt buộc hay không?

Theo Luật đầu tư 2020 thì kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy việc xin giấy phép kinh doanh là điều kiện bắt buộc.

3.3 Có cần thay phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thành một loại văn khác không?

Theo nghị định 10/2020/NĐ-CP khi khách hàng kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định thì có thay thế thành Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô. Còn đối với các trường hợp khác thì phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được bãi bỏ hoàn toàn.

3.4 ACC có cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không?

ACC là một trong những công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ giấy phép con, trong đó có cả giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

3.5 Thời gian cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao lâu?

Hiện nay theo quy định của pháp luật, sau 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Hiện nay thì loại tài liệu này đã được nhà nước bãi bỏ nhằm đơn giản hơn thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn đối với ngành nghề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như còn thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới ACC để được chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (819 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo