Ngành vận tải đường biển là gì?

Vận tải đường biển được xem là hình thức vận tải quốc tế tiện lợi và ra đời từ rất sớm tại phương tây. Đến nay, vận tải biển vẫn là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, quy trình vận tải biển và chi phí vận chuyển như thế nào?

Ngành vận tải đường biển là gì?

Ngành vận tải đường biển là gì?

1. Vận tải đường biển là gì?

Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển. Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…

Hình thức vận tải biển thích hợp với các chuyến hàng giao thương quốc tế hoặc nội địa tại khu vực gần biển và các khu vực liền kề có tàu cập bến. Do các tàu vận chuyển thường quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn.

Việt nam là quốc gia có đường bờ biển khá dài nên hình thức vận tải biển đang rất phát triển và được nhà nước đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất - nhập khẩu hàng hóa trong nước, tiền đề giúp dịch vụ logistics[LINK] trong nước phát triển mạnh mẽ.

2. Đặc điểm của ngành vận tải đường biển

Đối với ngành vận tải đường biển, có 3 vấn đề cần chú ý đó là phương thức vận chuyển, khối lượng hàng và loại hàng hóa  vận tải bằng đường biển. Cụ thể:

- Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phân chia theo các phương thức vận tải:

  • Vận chuyển bằng container

  • Vận chuyển bằng sà lan đối

  • Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh.

Mỗi phương thức vận chuyển quốc tế hoặc nội địa bằng đường biển đều mang đến những điểm giúp vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và kích thước khổng lồ.

Để thuận tiện cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh chóng, tối ưu chi phí, hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau. Vận chuyển đường biển có khả năng kết hợp với các loại hình còn lại: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường sắt, hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó theo từng hoàn cảnh phù hợp.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Vận tải hàng hóa đường biển - Công ty TNHH Đại lý Hàng hải Ngôi Sao

Khối lượng hàng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển, quá trình đóng gói hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển. Do đó, khi vận chuyển quốc tế bằng đường biển, cần phải xác định trọng lượng và thể tích của hàng hóa vận chuyển. Khối lượng hàng hóa được tính theo giá trị nào cao hơn.

Mỗi phương thức vận chuyển có cách chia khối lượng hàng hóa khác nhau, Cách chia và xác định khối lượng hàng hóa sẽ được thể hiện ở dưới đây:

- Cách tính số lượng kiện trên container hiện tại:

  • Số lượng (container 20) = 28/thể tích kiện (m3)

  • Số lượng (container 40) = 60/thể tích kiện (m3)

  • Số lượng (container 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3)

  • Cách tính thể tích kiện: Thể tích kiện(m) = Dài x Rộng x Cao

Ví dụ: kiện hàng của quý khách có kích thước là d:0.31, r:0.32, cao: 0,55

Thể tích kiện: 0.31 x 0.32 x 0.55 = 0.05456

- Những mặt hàng bạn nên vận tải bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa đường biển

Có rất nhiều loại hàng hóa có thể vận chuyển qua đường biển, mỗi loại hàng hóa sẽ được chia theo các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất. Cụ thể các nhóm hàng có thể sử dụng hình thức vận tải đường biển như sau:

Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…;

  • Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…;

  • Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…

Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:

  • Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu;

  • Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…;

  • Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.

Như vậy, từ ưu điểm cũng như quy định về những mặt hàng được vận chuyển bởi hình thức vận tải đường biển thì người gửi có thêm cho mình một lựa chọn vận chuyển hàng hóa hiệu quả.

3. Quy trình vận chuyển đường biển

Quy trình một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển gồm 8 bước:

Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu

Bước 3: Đặt booking và lấy container rỗng

Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất

Bước 5: Mua bảo hiểm cho lô hàng

Bước 6: Làm thủ tục hải quan

Bước 7: Giao hàng cho tàu

Bước 8: Thanh toán tiền

4. Cách tính cước vận tải đường biển

Cước vận chuyển hàng hóa đường biển là các chi phí để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ người gửi tới địa chỉ người nhận trên một container hoặc là CMB.

Quan trọng là cưới vận tải đường biển sẽ không giống nhau. Căn cứ tính cước phí sẽ áp dụng theo nguyên tắc so sánh giá giữa thể tích và trọng lượng sẽ áp vào cái nào lớn hơn. Ngoài ra, Giá cước vận chuyển không cố định mà có sự khác nhau giữa khoảng cách các tuyến đường, số lượng, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder.

Thể tích được tính theo đơn vị CBM còn trọng lượng tính theo KGS. Khi thực hiện so sánh sẽ cân trọng lượng của hàng và đo thể tích thực của hàng hóa đó, rồi quyết định xem loại hàng hóa này được áp dụng theo giá trị nào.

Cụ thể cách tính cước phí vận tải đường biển như sau:

a. Đối với hàng FCL (hàng nguyên container)

Những Đơn vị tính phí của hàng FCL thường tính trên đơn vị container hoặc Bill hoặc shipment. Vì  thế  khi tính phí cho hàng FCL ta tính như sau:

Với những chi phí tính trên container ta lấy giá cước x số lượng container

Với những chi phí tính trên Bill hoặc trên shipment thì ta lấy giá cước x số lượng bill hoặc số lượng shipment đó.

b. Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)

   + Đơn vị sẽ tính cước vận chuyển dựa trên hai đơn vị tính: Trọng lượng thực của lô hàng ( được cân – đơn vị tính: KGS)

Thể tích thực của lô hàng (tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng – đơn vị tính: CBM)

   + Sau đó tiếp tục đi đến công thức:

1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS

1 tấn >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Với công thức tính cước phí vận tải bằng đường biển mà Lacco [LINK] chia sẻ các bạn có thể chủ động từ tính toán và cân đối trước giá cước vận chuyển hàng hóa để dự trù trước chi phí vận tải và cũng lựa chọn được đơn vị vận tải có mức giá phù hợp nhất.

5. Chứng từ vận chuyển đường biển

Các loại chứng từ vận tải đường biển cơ bản bao gồm:

– 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp.

– 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu

– 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng

– 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan).

– 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất).

Trong đó có các nhóm chứng từ chính bao gồm:

a. Tờ khai hải quan

b. Hợp đồng mua bán ngoại thương

c. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp

d. Bản kê chi tiết hàng hoá (cargo list)

e. Các chứng từ lên qua đến tàu và cảng

Ðược sự uỷ thác của chủ hàng. NGN liên hệ với cảng và tàu để lo liệu cho hàng hóa được xếp lên tàu. Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:

  • Chỉ thị xếp hàng (shipping note)

  • Biên lai thuyền phó (Mate's receipt)

  • Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)

  • Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)

  • Phiếu kiểm đếm (Dock sheet Tally sheet)

  • Sơ đồ xếp hàng (Ship's stowage plan)

  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)

  • Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

  • Phiếu đóng gói (Packing list)

  • Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)

  • Chứng từ bảo hiểm

g. Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu

Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ, chứng từ có thể làm cơ sở pháp lý ban đầu trong trường hợp gặp vấn đề rủi ro hoặc khúc mắc trong quá trình vận chuyển để khiếu nại đòi bồi thường:

  • Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

  • Biên bản kê khai hàng thừa thiếu

  • Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ

  • Biên bản giám định phẩm chất

  • Biên bản giám định số trọng lượng

  • Biên bản giám định của công ty bảo hiểm

  • Thư khiếu nại

  • Thư dự kháng.

6. Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Tiềm năng phát triển vận tải biển Việt Nam là gì?

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển vận tải biển, bao gồm:

* Vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối giữa các khu vực kinh tế lớn trên thế giới.
* Tài nguyên biển phong phú: Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiều hải cảng và các đảo ven bờ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải biển.
* Lực lượng lao động dồi dào: Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải biển.

Câu 2: Vận tải biển Việt Nam có đóng góp gì cho nền kinh tế quốc dân?

Vận tải biển Việt Nam đóng góp rất lớn cho nền kinh tế quốc dân, bao gồm:

* Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: vận tải biển là phương thức vận tải chủ yếu để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
* Vận chuyển hàng hóa nội địa: vận tải biển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa nội địa, đặc biệt là hàng hóa khối lượng lớn, giá trị cao.
* Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động: vận tải biển tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động trong ngành vận tải biển và các ngành liên quan.
* Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội: vận tải biển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Câu 3: Các tuyến đường biển phổ biến là gì?

Các tuyến đường biển phổ biến bao gồm:

* Tuyến đường biển quốc tế: Kết nối các quốc gia trên thế giới.
* Tuyến đường biển nội địa: Kết nối các cảng biển trong cùng một quốc gia.
* Tuyến đường biển chuyên tuyến: Kết nối các cảng biển cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (256 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo