Nghị định 10/2020/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải

Để quản lý dòng xe vận tải kiểu mới là taxi công nghệ, ngày 17/01/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 10) thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Bài viết sau đây của ACC sẽ điểm qua một số điểm của nghị định 10 về kinh doanh vận tải

Law Firm

Nghị định 10 về kinh doanh vận tải

1. Nghị định 10 về kinh doanh vận tải là gì?

Nghị định 10 về kinh doanh vận tải viết đầy đủ là nghị định số 10/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 thay thế nghị định 86/2014/NĐ-CP.

2. Một số điểm chính của nghị định 10 về kinh doanh vận tải

2.1. Đối tượng áp dụng

Như được nêu ngay ở tiêu đề và cũng được quy định Điều 2 của nghị định, đối tượng áp dụng của nghị định này là tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng ô tô, tức là nếu vận tải bằng đường thủy hay đường hàng không thì sẽ không áp dụng nghị định này.

2.2. Quy định chi tiết hơn về từng loại kinh doanh vận tải

Tại Nghị định 10 trong phần giải thích từ ngữ đã nêu chi tiết từng loại hình kinh doanh vận tải, trong đó nêu rõ vận tải  hành khách bằng taxi là việc sử dụng xe có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính cước vận chuyển hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước.

So với nghị định 86, nghị định về kinh doanh vận tải đã thêm phần mềm đặt xe để điều chỉnh cả loại hình taxi công nghệ đang phổ biến hiện nay.

2.3. Bổ sung các yêu cầu nhận diện loại xe

- Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định:

Nghị định 10 yêu cầu loại xe này phải bổ sung chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai; đồng thời phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe

Nếu là xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”.

- Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định:

Loại xe này cũng bắt buộc phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Và được phân biệt với các xe khác bằng phù hiệu “XE BUÝT” dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe.

Ngoài ra Nghị định 10 cũng bổ sung thêm về sức chứa tối thiểu của xe buýt phải là từ 17 chỗ trở lên.

- Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:

Trước đây tại nghị định 86, xe taxi bắt buộc phải có hộp đèn taxi gắn cố định trên nóc xe. Nghị định 10 đã bỏ yêu cầu đó và cho phép taxi truyền thống và taxi công nghệ được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI", hoặc dán logo phản quang, thay vì quy định cứng bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc xe. 

Cụ thể, tại điểm b, khoản 1, điều 6 của Nghị định 10 quy định: Ôtô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi (bao gồm taxi thanh toán bằng đồng hồ và taxi có sử dụng công cụ thanh toán, kết nối bằng ứng dụng điện tử) được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe, với kính thước tối thiểu là 12 cm x 30 cm, hoặc niêm yết (dán cố định) cụm từ "XE TAXI" làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe, với kích thước tối thiểu của cụm từ "XE TAXI" là 6 cm x 20 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ "XE TAXI".

Ngoài ra, nếu trong nghị định 86 có quy định rằng xe taxi phải có đồng hồ tính tiền thì nghị định 10 bổ sung thêm quy định áp dụng cho xe taxi công nghệ sử dụng phần mềm tính tiền thay cho hộp tính tiền. Theo đó, trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến; tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số. Phần mềm tính tiền phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển.

2.4. Bổ sung quy định về lắp camera hành trình

Nghị định 10 đã bổ sung quy định lắp đặt camera để ghi hình lái xe và trên xe nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách, hàng hóa:

- Trước 1/7/2021, xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe) trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.

- Trước 1/7/2021, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.

Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.

Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500km và tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500km.

Trên đây là một số điểm cần lưu ý của nghị định 10 về kinh doanh vận tải. Nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (759 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo