Mẫu báo cáo thuế cho hộ kinh doanh cá thể [Cập nhật 2024]

1. Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Theo quy định về quản lý thuế, có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh gia đình, hay còn gọi hộ kinh doanh cá thể phải nộp gồm:

  • Lệ phí (thuế) môn bài;
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

2. Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hộ kinh doanh cá thể

  • Nếu hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế từ 100 triệu/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng);
  • Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
    Ví dụ: HKD ông B nộp thuế theo phương pháp khoán. Năm 2022 hộ kinh doanh ông B chỉ hoạt động 9 tháng, với tổng doanh thu thực tế là 90 triệu (trung bình 10 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông B phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh là 90 triệu đồng.
  • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
    Ví dụ: Bà C đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2022. Nhưng đến tháng 9 năm 2022 bà C nghỉ kinh doanh thì được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2022.
  • Căn cứ tính thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

Trong đó:

+ Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

+ Trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì:

Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn

+ Trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán không sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì:

Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán

+ Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

+ Tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì chủ hộ thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

3. Mẫu tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Mẫu 01/CNKD)

Mẫu tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh là Mẫu 01/CNKD được ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

tv Mẫu tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh (Mẫu 01/CNKD)

Một số lưu ý khi kê khai tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Mẫu 01/CNKD):

- Chỉ tiêu [01] Kỳ tính thuế được áp dụng như sau:

+ Chỉ tiêu [01a] chỉ khai đối với HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp khoán.

+ Chỉ tiêu [01b] hoặc [01c] chỉ khai đối với HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay khai thuế theo tháng hoặc quý.

+ Chỉ tiêu [01d] khai đối với HKD, CNKD nộp thuế theo từng lần phát sinh.

- Chỉ tiêu [08a] chỉ đánh dấu khi thông tin tại chỉ tiêu [08] có thay đổi so với lần khai trước liền kề.

- Chỉ tiêu [12a] chỉ đánh dấu khi thông tin tại chỉ tiêu [12b], [12c], [12d], [12đ] có thay đổi so với lần khai trước liền kề.

- Tại chỉ tiêu doanh thu, sản lượng: Nếu là Hộ khoán thì kê khai doanh thu, sản lượng dự kiến trung bình 1 tháng trong năm; Nếu là cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thì kê khai doanh thu, sản lượng phát sinh theo từng lần phát sinh. Nếu là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay thì kê khai doanh thu, sản lượng theo tháng hoặc theo quý tương ứng với kỳ tháng hoặc quý.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức khai thay kèm theo Tờ khai 01/CNKD Phụ lục Bảng kê chi tiết hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu 01-1/BK-CNKD và không phải khai các chỉ tiêu từ [04] đến [18].

tv Phụ lục Bảng kê chi tiết cá nhân kinh doanh (Mẫu 01-1/BK-CNKD)

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thì cá nhân khai kèm theo tờ khai 01/CNKD Phụ lục bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu 01-2/BK-HĐKD trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng.

tv Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Mẫu 01-2/BK-HĐKD)

- Phần C chỉ áp dụng đối với cá nhân được cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (220 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo