Khái niệm đấu thầu theo quy định của pháp luật

Đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ. Vậy khái niệm đấu thầu được hiểu như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về khái niệm đấu thầu theo quy định của pháp luật.

dau-thau-xay-dung-la-gi

Khái niệm đấu thầu theo quy định của pháp luật

1. Khái niệm đấu thầu?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 thì đấu thầu được hiểu là:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

2. Đặc điểm của đấu thầu

Ta có nêu ra một số đặc điểm của đấu thầu như sau:

- Thứ nhất, đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất.

- Thứ hai, đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.

- Thứ ba, chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa 1 bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.

- Thứ tư: Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

- Thứ năm: Giá của gói thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá hoặc dự toán được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu.

3. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Căn cứ vào Điều 7 Luật đấu thầu năm 2013 thì hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; …

+ Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;

+ Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;

+ Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;

+ Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;

+ Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;

+ Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này.

4. Thông tin sử dụng trong đấu thầu

Căn cứ vào Điều 8 Luật đấu thầu năm 2013, các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

+ Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

+ Danh sách ngắn;

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

+ Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;

+ Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu

5. Đồng tiền dự thầu trong hoạt động đấu thầu

Căn cứ vào điều 10 Luật đấu thầu năm 2013 về đồng tiền dự thầu như sau:

- Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam.

- Đối với đấu thầu quốc tế:

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền;

+ Trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định nhà thầu được chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một đồng tiền;

+ Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;

+ Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về khái niệm đấu thầu theo quy định của pháp luật để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (308 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo