Hòa giải ly hôn không thành thì xử lý như thế nào?

Thủ tục hoà giải gần như là một thủ tục quan trọng trong quá trình tố tụng dân sự nói chung và Hôn nhân gia đình nói riêng. Vậy cùng tìm hiểu xem “Thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn” sẽ diễn ra như thế nào, và hậu quả pháp lý sẽ ra sao trong bài viết dưới đây.

 

Hòa giải ly hôn không thành thì xử lý như thế nào?

Hòa giải ly hôn không thành thì xử lý như thế nào?

1. Hòa giải ly hôn là gì?

Hòa giải ly hôn là một phương thức hoà giải trong lĩnh vực dân sự, với sự tham gia của bên thứ ba trung lập, người hòa giải, đảm nhận vai trò là người hướng dẫn, tạo điều kiện để vợ chồng có cơ hội được trình bày nhu cầu và nguyện vọng của mình.

2. Ly hôn có bắt buộc hòa giải không?

Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.” Như vậy, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn. Tuy nhiên sẽ có các trường hợp không cần phải hoà giải như sau:

Sẽ có 04 trường hợp ngoại lệ mà Tòa án không tiến hành thủ tục hòa giải đối với vụ việc ly hôn tại Điều 207 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, gồm:

  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

3. Hòa giải ly hôn không thành thì xử lý như thế nào?

Nếu hòa giải không thành, Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành, sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trường hợp hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại Toà án:

Theo quy định tại Điều 21 Luật Hoà giải tại cơ sở 2013 quy định về tiến hành hòa giải như sau:

– Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.

– Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.

– Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

– Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở. Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Hoà giải tại cơ sở 2013.

Trường hợp hoà giải sau khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại Toà án:

  • Khi vợ hoặc chồng nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:

Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:

– Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

– Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

– Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

– Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật Tố tụng Dân sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
  • Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

– Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật Tố tụng Dân sự.

  • Khi vợ hoặc chồng nộp đơn khởi kiện ly hôn:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về hoà giải khi khởi kiện như sau:

– Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:

  • Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
  • Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  • Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  • Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
  • Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
  • Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

4. Các trường hợp không được hòa giải ly hôn?

Sẽ có 04 trường hợp ngoại lệ mà Tòa án không tiến hành thủ tục hòa giải đối với vụ việc ly hôn tại Điều 207 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, gồm:

  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

5. Thời gian hòa giải ly hôn là bao lâu?

Thời gian hòa giải ly hôn là bao lâu?

Thời gian hòa giải ly hôn là bao lâu?

 

Pháp luật chỉ quy định thời hạn tối đa giải quyết vụ ly hôn là 04 tháng (kể từ ngày nộp đơn, đóng án phí dân sự đầy đủ), đối với những vụ việc có tính phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

6. Câu hỏi thường gặp 

Sau khi hòa giải ly hôn không thành, Toà án sẽ buộc các bên phải ly hôn?

Không. Toà án sẽ xem xét các yếu tố liên quan và đưa ra quyết định cho ly hôn hay không.

Nếu hòa giải ly hôn không thành, các bên có thể tự ý ly hôn?

Không. Các bên cần thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật, bao gồm việc nộp đơn ly hôn, tham gia hòa giải và xét xử tại Toà án.

Nếu hòa giải ly hôn không thành, các bên có thể tự thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ sau ly hôn?

Có. Các bên có thể tự thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ sau ly hôn, bao gồm việc phân chia tài sản chung, nuôi dưỡng con chung. Tuy nhiên, thỏa thuận này cần được Toà án công nhận mới có hiệu lực pháp luật.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Hòa giải ly hôn không thành thì xử lý như thế nào? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1025 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo