Giá vốn hàng bán là gì? Và công thức tính giá vốn hàng bán

Trong quản lý tài chính doanh nghiệp, việc hiểu khái niệm giá vốn hàng bán là gì? Là việc vô cùng quan trọng. Giá vốn hàng bán không chỉ là một chỉ số trên bảng cân đối kế toán mà còn là một thước đo cơ bản để đánh giá hiệu suất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cùng ACC đi vào tìm hiểu về các khái niệm trên sâu hơn, qua bài viết sau.

Giá vốn hàng bán là gì? Và công thức tính giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là gì? Và công thức tính giá vốn hàng bán

1. Giá vốn hàng bán là gì? 

Giá vốn hàng bán, hay còn gọi là Cost of Goods Sold (COGS), là tổng hợp của các chi phí mà một doanh nghiệp đã phải chi trả để sản xuất các sản phẩm được bán ra trong một đợt kế toán nhất định, có thể là trong một năm, một quý hoặc một tháng. Nói một cách khác, đó là số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất các mặt hàng để bán ra thị trường. Khái niệm này đóng vai trò quan trọng trong các báo cáo thu nhập của doanh nghiệp, phản ánh sự tốn kém và hiệu suất trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

2. Các chi phí trong giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán bao gồm một loạt các chi phí tùy thuộc vào cách doanh nghiệp vận hành:

  • Chi phí nguyên liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí cụ thể và trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm như nguyên liệu chính, vật liệu đầu vào và đóng gói.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Đây là chi phí trực tiếp liên quan đến lao động sản xuất, bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho nhân viên.
  • Chi phí sản xuất chung: Gồm các chi phí không thể chỉ định trực tiếp cho từng sản phẩm cụ thể như khấu hao, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị cũng như các chi phí vận hành như điện, nước.
  • Chi phí mua hàng: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc mua hàng hoặc dịch vụ đã bán như chi phí mua hàng, vận chuyển và bốc dỡ.

Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là hai thành phần chính của giá vốn hàng bán. Các chi phí sản xuất chung và chi phí mua hàng có thể được phân bổ cho từng sản phẩm cụ thể hoặc theo tỷ lệ nhất định.

3. Vai trò của giá vốn hàng hoá trong hoạt động kinh doanh

Giá vốn hàng bán đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh. Nó không chỉ là một con số trên bảng thu nhập, mà còn là nền tảng cho việc đánh giá lợi nhuận gộp và hiệu suất tài chính tổng thể của doanh nghiệp. Điều này cung cấp cái nhìn sâu sắc về giá trị thực của hàng hóa, từ việc nhập khẩu vào kho đến việc định giá sản phẩm. Bằng cách này, chúng ta có thể quản lý các chi phí của cửa hàng một cách chính xác, đồng thời ước tính được mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý lao động mà còn giúp cải thiện hiệu suất toàn diện của doanh nghiệp.

Vai trò của giá vốn hàng hoá trong hoạt động kinh doanh

Vai trò của giá vốn hàng hoá trong hoạt động kinh doanh

4. Công thức tính giá vốn hàng bán thông dụng

Bên cạnh cách tính giá vốn hàng bán, bạn cần nghiên cứu để lựa chọn phương pháp tính phù hợp với từng ngành hàng. 

4.1 Công thức chung để tính giá vốn hàng bán

Để định giá sản phẩm, bạn áp dụng công thức tính giá vốn hàng bán như sau:

Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ + Hàng hóa mua vào trong kỳ - Giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ

4.2 Các phương pháp tính giá vốn hàng bán

Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù kinh doanh không giống nhau nên giá vốn hàng bán công thức sẽ được áp dụng khác nhau theo 3 phương pháp phổ biến dưới đây:

4.2.1 Công thức FIFO (nhập trước xuất trước)

Phương pháp FIFO (First in First out) là cách tính giá vốn hàng bán bằng việc ưu tiên sử dụng giá của lô hàng nhập vào đầu tiên trước khi bán ra. Cụ thể, giá vốn sẽ được xác định dựa vào giá của lô hàng nhập vào trước tiên với số lượng tương ứng, và nếu không đủ hàng, giá của lô tiếp theo sẽ được sử dụng thay thế.

Phương pháp này phù hợp với các sản phẩm có thời hạn sử dụng hoặc các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, phụ kiện điện tử,...

Ví dụ:

Ngày 1/9/2023, kho hàng của công ty A đang tồn 150 sản phẩm X với giá nhập là 50.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 3/9, công ty nhập thêm 50 sản phẩm X với đơn giá 60.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 5/9, công ty xuất bán 180 sản phẩm X.

Ngày 7/9, công ty nhập 100 sản phẩm X với đơn giá 55.000 đồng/sản phẩm.

Nếu tính theo công thức FIFO, giá vốn bán hàng của 180 sản phẩm X xuất kho ngày 5/9 được tính như sau:

150 x 50.000 + 30 x 60.000 = 9.300.000 đồng.

Công thức FIFO (nhập trước xuất trước)

Công thức FIFO (nhập trước xuất trước)

4.2.2 Công thức LIFO (nhập sau xuất trước)

Phương pháp LIFO (Last in First out) là cách tính giá vốn hàng bán bằng cách ưu tiên sử dụng giá của lô hàng nhập sau cùng trước khi bán ra. Điều này có nghĩa là giá vốn sẽ dựa vào giá của lô hàng nhập vào gần đây nhất, và nếu không đủ hàng, giá của lô hàng trước đó sẽ được sử dụng thay thế.

Phương pháp này thích hợp cho các sản phẩm có xu hướng thay đổi mẫu mã thường xuyên, như quần áo, giày dép,... Khi hàng hóa trở nên lỗi thời hoặc tồn kho quá nhiều, việc ưu tiên xuất đi các lô hàng này sẽ được đặt lên hàng đầu.

Ví dụ: 

Ngày 3/9, công ty A nhập 20 sản phẩm X với đơn giá 100.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 5/9, công ty A nhập thêm 25 sản phẩm X với đơn giá 110.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 7/9, công ty A xuất bán 30 sản phẩm X.

Lúc này, nếu theo phương pháp LIFO, giá vốn bán hàng của 30 sản phẩm xuất kho ngày 7/9 được tính như sau:

20 x 100.000 + 10 x 110.000 = 3.100.000 đồng.

4.2.3 Công thức tính bình quân gia quyền

Công thức bình quân gia quyền là giá vốn sẽ được tính trong mỗi lần nhập hàng.

Công thức tính:

MAC = (A + B)/ C

Trong đó:

  • MAC: Là giá vốn hàng bán của sản phẩm tính theo phương pháp bình quân gia quyền tức thời.
  • A: Giá trị kho hiện tại trước khi nhập hàng = Số lượng tồn kho trước khi nhập x Giá MAC trước nhập
  • B: Tổng giá trị kho hàng khi nhập mới = Số lượng hàng tồn kho mới x Giá nhập kho sau khi phân bổ chi phí
  • C: Tổng số lượng tồn kho = Số lượng hàng trong kho trước khi nhập + Số lượng hàng trong kho sau khi nhập mới
 Công thức tính bình quân gia quyền

 Công thức tính bình quân gia quyền

Cách tính giá vốn hàng bán này thường phù hợp với những kho hàng có số lượng hàng hoá nhỏ, ít chủng loại hàng hoá và số lượng hàng hoá xuất - nhập kho mỗi lần không nhiều.

Bên cạnh đó, còn tồn tại hai phương pháp tính toán giá vốn như sau:

  • Phương pháp hạch toán: Đây là phương pháp mà doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá dự kiến hoặc sử dụng giá của kỳ trước để áp dụng trong một giai đoạn kế toán. Kết thúc giai đoạn, bộ phận kế toán sẽ điều chỉnh lại giá thực tế của hàng hóa xuất nhập trong giai đoạn đó.
  • Phương pháp cân đối: Là phương pháp tính giá bán hàng dựa trên giá trị thực tế của hàng tồn kho còn lại vào cuối giai đoạn để xác định giá xuất kho.

Qua việc giải thích về khái niệm giá vốn hàng bán, ta có thể thấy rằng nó đóng vai trò quan trọng như một nguồn tài chính mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, ngoài việc xác định mức giá vốn phù hợp với thị trường, chủ shop cũng cần nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng, phân tích tình hình cạnh tranh,... để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

Ngoài ra, chủ shop cũng cần ưu tiên chọn đối tác vận chuyển uy tín, có mức cước phí hợp lý và thời gian giao hàng nhanh để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Điều này đặc biệt quan trọng với các đơn hàng online, khi mà tốc độ giao hàng và phí vận chuyển là hai yếu tố tạo nên sự cạnh tranh giữa các shop. 

Bài viết trên, đã cung cấp toàn bộ thông tin về giá vốn hàng bán là gì? Mà ACC thu thập được. Hy vọng những thông tin này giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin về khái niệm trên. Xin cảm ơn vì đã theo dõi.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (462 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo