Đầu tư trực tiếp là gì? (Cập nhật 2024)

Hiện nay có rất nhiều hình thức đầu tư, mỗi hình thức đầu tư khác nhau có những đặc điểm cơ bản khác nhau, nhà đầu tư nên lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với nguồn vốn và khả năng của mình. Trong giới hạn bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hình thức đầu tư trực tiếp. Vậy đầu tư trực tiếp là gì? Liên quan đến các vấn đề nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đầu Tư Trực Tiếp Là Gì
Đầu tư trực tiếp là gì?

1. Thế nào là đầu tư trực tiếp?

Đầu tư trực tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Các hình thức đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật đầu tư 2020 bao gồm: thành lập tổ chức kinh tế; thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC; và trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTT FDI): là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư, là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn vào các dự án ở một quốc gia khác và giành quyền điều hành trực tiếp với dự án mà họ đầu tư hoặc cũng có thể hiểu là hình thức đầu tư sang một nước khác mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn vào các dự án nhằm giành đc quyền điều hành trực tiếp đối với các dự án mà họ bỏ vốn.

2. Các đặc điểm của đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là nhà đầu tư tự chủ động hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, không thông qua bên thứ ba, nhà đầu tư không trực tiếp kinh doanh đầu tư và thu lợi nhuận qua bên thứ ba.

Trong hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư có quyền kiểm soát, quản lý, sử dụng nguồn vốn của mình, chủ động, trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đầu tư trực tiếp tạo ra sự dịch chuyển cả về dòng vốn, công nghệ và nhân công. Bởi vậy hình thức đầu tư trực tiếp thường có xu hướng từ nước phát triển đầu tư sang các nước chưa phát triển.

Đối với dự án đầu tư mà việc thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư trực tiếp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dựa trên một tổ chức kinh tế có sẵn, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

>>>>>> Để tìm hiểu thêm về đầu tư trực tiếp là gì?, mời bạn tham khảo bài viết: Đầu tư trực tiếp là gì? (Cập nhật 2023)

3. Các hình thức đầu tư

*Hình thức hoạt động đầu tư:

Căn cứ Mục 1 Chương IV Luật Đầu tư 2020 thì Đầu tư trực tiếp bao gồm các hình thức sau:

  • Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài;
  • Thành lập công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, hợp đồng PPP;
  • Đầu tư phát triển kinh doanh;
  • Mua cổ phần hoặc phần vốn góp của các tổ chức kinh tế để tham gia quản lý các tổ chức này;
  • Đầu tư thông qua việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp;
  • Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

Mức rủi ro: rủi ro của hình thức đầu tư trực tiếp theo tỉ lệ phần vốn góp nên mức rủi ro cao hơn; nhà đầu tư phải trực tiếp chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro liên quan đến dự án.

Lợi nhuận: do hình thức đầu tư trực tiếp nhà đầu tư được toàn quyền chủ động sử dụng nguồn vốn để chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh và phần lời nhuận được chia theo tỉ lệ vốn góp nên lợi nhuận thuộc về nhà đầu tư trực tiếp so với hình thức đầu tư gián tiếp sẽ cao hơn;

4. Ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm sáp nhập, mua lại, bán lẻ, dịch vụ, hậu cần và sản xuất, trong số những người khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và luật điều chỉnh chúng có thể là mấu chốt cho chiến lược tăng trưởng của công ty.
Chẳng hạn, năm 2017, Apple có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố khoản đầu tư 507,1 triệu đô la để thúc đẩy công việc nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ ba của Apple sau châu Mỹ và châu Âu. Khoản đầu tư được công bố đã thúc đẩy sự tăng trưởng của CEO Tim Cook đối với thị trường Trung Quốc mặc dù doanh thu Trung Quốc của Apple giảm 12% so với cùng kỳ trong quý trước thông báo.
Nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI nhắm vào sản xuất và dịch vụ công nghệ cao của quốc gia, theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tăng trưởng lần lượt 11,1% và 20,4% trong nửa đầu năm 2017. Trong khi đó, thoải mái Các quy định FDI ở Ấn Độ hiện cho phép đầu tư trực tiếp 100% nước ngoài vào bán lẻ một thương hiệu mà không cần sự chấp thuận của chính phủ. Quyết định theo quy định được báo cáo tạo điều kiện cho Apple mong muốn mở một cửa hàng vật lý tại thị trường Ấn Độ. Cho đến nay, iPhone của công ty chỉ có sẵn thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến và vật lý của bên thứ ba.

5. Phân biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

  Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp
Khái niệm Là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng  phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh Là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình thực hiện hoạt động đầu tư hoặc kinh doanh
Hình thức - Thành lập tổ chức kinh tế; - Thực hiện dự án đầu tư; - Theo hợp đồng BBC; - Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Đầu tư cổ phần, mua cổ phần, phần vốn góp
Quyền kiểm soát Nắm quyền quản lý, kiểm soát trực tiếp. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi Mua chứng khoán và không nắm quyền kiểm soát trực tiếp. Bên tiếp nhận đầu tư (vốn) có toàn quyền chủ động trong kinh doanh
Phương tiện đầu tư Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng nước; thường là < 10%
Xu hướng đầu tư Hướng đầu tư từ nước phát triển sang nước đang phát triển Hướng đầu tưừ các nước phát triển với nhau hoặc đang phát triển hơn là luân chuyển các nước kém phát triển
Rủi ro và lợi nhuận Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải chịu phần rủi ro mà mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được theo lợi nhuận của công ty và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn,  nhà đầu tư sẽ được hưởng và chia theo tỉ lệ phần góp của mình Rủi ro ít, bên nhận đầu tư sẽ phải gánh chịu rủi ro. Lợi nhuận thu được chia theo cổ tức hoặc việc bán Chứng khoán thu chênh lệch
Thủ tục đầu tư Nhà đầu tư phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải thực hiện các thủ tục thành lập tổ chức kinh tế sau đó mới thực hiện góp vốn Nhà đầu tư tiến hành góp vốn và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế
Đăng ký góp vốn Không có quy định Nhà đầu tư thuộc Khoản 2 Điều 26 Luật đầu tư 2020 phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn

6. Dịch vụ tư vấn về đầu tư trực tiếp tại Công ty Luật ACC

ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về tư vấn về đầu tư trực tiếp. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách.

Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:

+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;

+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;

+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;

+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác.

7. Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng BCC có được ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau không?

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài; hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định Luật đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam hay không?

Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.

Trường hợp nào không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Đối với Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế ở Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài là gì?

• Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan. • Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương. • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Đầu tư trực tiếp là gì? và các thông tin liên quan. Nếu quý độc giả có thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được tư vấn giải đáp - thông tin chi tiết trên website.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (215 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo