Công ty liên doanh tiếng anh là gì? - Luật ACC

Nền kinh tế phát triển đã tác động đến nhiều mặt của đời sống văn hóa, xã hội. Các loại hình công ty chuyên kinh doanh về nhiều lĩnh vực khác nhau ra đời để kịp thời đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Hiện nay có rất nhiều mô hình công ty được thành lập và hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó phải kể đến mô hình công ty liên doanh.

Vậy công ty liên doanh tiếng anh là gì? Quy định pháp luật về công ty liên kết như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bìa viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Công Ty Liên Doanh Tiếng Anh Là Gì
Công Ty Liên Doanh Tiếng Anh Là Gì

1. Công ty liên doanh tiếng anh là gì?

Công ty liên doanh tiếng anh là  “Joint venture company”

Đây là mô hình các doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác để cùng thành lập tại Việt Nam hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài; hay là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam; hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

>>> Tìm hiểu chi tiết về công ty liên doanh trong tiếng Anh, mời bạn đọc xem qua bài viết: Joint venture company là gì? (cập nhật 2023)

Mỗi bên khi đăng ký liên doanh đều phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp vào để thành lập doanh nghiệp.

Về mặt hình thức công ty liên doanh hay doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty liên doanh có tư phương pháp pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

  • Công ty liên doanh bao gồm các loại sau:

– Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture):  theo hình thức này, các bên thỏa thuận đầu tư cùng nhau trong các hoạt động kinh doanh thuộc mảng xuôi dòng – điều này được lí giải là các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh hay phục vụ đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.

– Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture): là hình thức liên doanh mà ở đó các công ty có dấu hiệu chuyển sang các hoạt động kinh doanh thuộc mảng ngược dòng – tức là các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất và khai thác các nguyên liệu thô ban đầu.

– Liên doanh mua lại (Buyback joint venture) là hình thức liên doanh trong đó các đầu vào được cung cấp hoặc/và các đầu ra được tiếp nhận bởi từng đối tác trong liên doanh.

– Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture) là hình thức liên doanh trong đó một đối tác hội nhập mảng xuôi dòng (downstream) trong khi đối tác kia hội nhập trong mảng ngược dòng (upstream).

  • Ưu điểm của công ty liên doanh:

+ Sự chia sẻ rủi ro dành cho các đối tác trong phần đóng góp của mình, điều này làm giảm thiểu gánh nặng so với công ty sở hữu toàn bộ.

+ Có khả năng thâm nhập những thị trường mà một trong các đối tác đang hoạt động. Nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. đối với bên nước ngoài.

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

  • Nhược điểm của công ty liên doanh:

+ Có thể xảy ra tranh chấp giữa các chủ sở hữu.

+ Việc phân chia lợi nhuận có sự ảnh hưởng trong chính sách của đất nước.

+ Có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ giải quyết.

>>> Để tìm hiểu thêm về việc thành lập công ty liên doanh, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty liên doanh mới nhất 2023

2. Đặc điểm của công ty liên doanh

- Vốn pháp định của các doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải đủ 30% vốn đầu tư thành lập công ty liên doanh. Đối với các dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích kinh doanh thì có thể thấp hơn nhưng không được vượt quá 20% số vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp phép chấp thuận.

- Đặc điểm cốt lõi nhất về công ty liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam.

- Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.

- Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Đối tác liên doanh là các doanh nghiệp trong nước hoặc ngoài nước.

- Công ty liên doanh được thành lập như một công ty độc lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

>>> Nếu muốn tìm hiểu chi tiết về loại hình công ty hợp danh, mời bạn đọc xem qua bài viết: Công ty hợp danh là gì? (cập nhật 2023)

3. Điều kiện thành lập công ty liên doanh

Việc thành lập công ty liên doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

– Chủ thể: Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

Các trường hợp sau đây không có quyền thành lập và quản lý công ty:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

– Tài chính: Các chủ thể tham gia đầu tư phải có năng lực tài chính tương ứng với số vốn cam kết góp.

– Việc thành lập công ty liên doanh phải đảm bảo quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp.

>>> Để tìm hiểu thêm về việc thành lập công ty liên doanh, mời bạn tham khảo bài viết: Công ty liên doanh là gì? Điều kiện thành lập công ty liên doanh

4. Công Ty Hợp Danh Trong Luật Doanh Nghiệp 2020

Công Ty Hợp Danh Trong Luật Doanh Nghiệp
Công Ty Hợp Danh Trong Luật Doanh Nghiệp

Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh (là cá nhân) cùng là sở hữu chung của công ty, và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra còn có thể có thêm thành viên góp vốn, có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chịu trách nhiệm hữu hạn theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty.

Từ định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp 2020, có thể thấy công ty hợp danh có những đặc điểm sau:– Có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn– Chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên công ty hợp danh: Trách nhiệm vô hạn (trách nhiệm chính), trách nhiệm hữu hạn– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn trong công chúng.– Vốn của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp vốn hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

Xem thêm chi tiết về Quy Định Về Công Ty Hợp Danh Trong Luật Doanh Nghiệp 2020

5. Một số câu hỏi thường gặp

  • Có mấy hình thức liên doanh trong công ty liên doanh?

Có 4 hình thức liên doanh cơ bản như sau:

– Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture)
– Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture
– Liên doanh mua lại (Buyback joint venture)
– Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture)

  • Công ty kiên doanh được thành lập theo mô hình công ty nào?

Về mặt hình thức công ty liên doanh hay doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty liên doanh có tư phương pháp pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

  • Vốn pháp định trong công ty liên doanh là bao nhiêu?

Vốn pháp định của các công ty liên doanh ít nhất phải đủ 30% vốn đầu tư thành lập công ty liên doanh. Đối với các dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích kinh doanh thì có thể thấp hơn nhưng không được vượt quá 20% số vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp phép chấp thuận.

>>> Xem thêm: Các công ty liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề công ty liên doanh tiếng anh là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về công ty liên doanh tiếng anh là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (295 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo