Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu? Cần giấy tờ gì? [2024]

Ngày nay, nhu cầu công chứng sơ yếu lý lịch ngày càng tăng nhưng không phải ai cũng biết khi đi công chứng sơ yếu lý lịch thì phải mang theo những giấy tờ gì. Để không phải tốn thời gian, công sức trong việc công chứng thì bạn đọc nên tìm hiểu trước các loại giấy tờ đó. Trong bài viết hôm nay Công ty Luật ACC sẽ giải đáp thắc mắc về những loại giấy tờ cần đem theo khi đi công chứng sơ yếu lý lịch.

Công Chứng Sơ Yếu Lý Lịch Cần Mang Theo Giấy Tờ Gì

Hiện nay, có rất nhiều người hiểu lầm giữa hoạt động chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch và công chứng sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 01/2020/TT-BTP, tờ khai lý lịch cá nhân được áp dụng để chứng thực chữ ký.

Thuật ngữ "Chứng thực chữ ký" được hiểu là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, theo quy định tại Nghị định này, thực hiện chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản, là chữ ký của người yêu cầu chứng thực (khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Còn "Công chứng" là việc công chứng viên thuộc một tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng, giao dịch hoặc bản dịch tiếng nước ngoài (theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014).

Vì vậy, Sơ yếu lý lịch chỉ có thể chứng thực chữ ký, không thể công chứng.

Dựa trên khoản 9 Điều 2 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực Sơ yếu lý lịch có thể chọn một trong các cơ quan hoặc tổ chức sau:

- Phòng Tư pháp cấp huyện: Người thực hiện là Trưởng phòng hoặc Phó phòng;

- Ủy ban nhân dân cấp xã: Người thực hiện là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch;

- Phòng công chứng, Văn phòng công chứng: Người thực hiện là Công chứng viên.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: Người thực hiện là viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự.

Việc chứng thực chữ ký không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu. Do đó, người cần chứng thực Sơ yếu lý lịch có thể lựa chọn một trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thực hiện quy trình chứng thực, tại bất kỳ địa phương nào.

cong-chung-so-yeu-ly-lich

1. Công chứng sơ yếu lý lịch cần mang theo những giấy tờ gì?

Theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch phải xuất trình các giấy tờ sau:

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

- Sơ yếu lý lịch. Khi chứng thực Sơ yếu lý lịch, người thực hiện chứng thực sẽ kiểm tra các giấy tờ trên. Đồng thời, xác nhận người yêu cầu chứng thực không được chứng thực chữ ký. Khi công chứng sơ yếu lý lịch, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.

Sau đó, người yêu cầu chứng thực ký trước mặt người chứng thực và thực hiện chứng thực như sau:

- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ 02 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu đủ điều kiện chứng thực thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

2. Thời hạn giải quyết

Về thời hạn giải quyết: Điều 7 Nghị định 23/2015 quy định phải được bảo đảm ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.

Như vậy, khi người yêu cầu có yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch thì họ phải mang theo những giấy tờ như: bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng; giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký đến cơ quan có thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân xã, phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) để làm thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch. Để việc công chứng sơ yếu lý lịch trở nên dễ dàng, nhanh chóng thì bạn phải mang theo những giấy tờ trên mà chúng tôi đề cập. Bạn nên đi chứng thực sơ yếu lý lịch của mình vào giờ hành chính để việc xác nhận diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

3. Chi phí công chứng sơ yếu lý lịch

Theo quy định của Bộ tài chính thì về chi phí xác nhận sơ yếu lý lịch thì mức thu, lệ phí để có thể xác nhận sơ yếu lý lịch là 10.000 VNĐ/ 1 bản công chứng xác nhận. Đây là một mức giá vô cùng phù hợp mà bất kỳ ai cũng có thể chi trả khi công chứng hồ sơ của mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Giấy tờ cần mang theo khi đi công chứng sơ yếu lý lịch mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ Văn phòng ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

 

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (625 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo