CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÀ GÌ? [Cập nhật mới nhất 2024]

chu-doanh-nghiep-tu-nhan-
Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì?

Thị trường hiện nay có rất nhiều cá nhân muốn xây dựng riêng cho mình một doanh nghiệp vững chắc, đặc biệt là mô hình doanh nghiệp tư nhân hiện đang là xu hướng. Vậy quý bạn đọc đã hiểu rõ như thế nào về Chủ doanh nghiệp tư nhân chưa? Hãy cùng tìm hiểu cùng công ty Luật ACC nhé.

1. Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân? 

Căn cứ theo Điều 183 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Là người có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ hoạt động phát sinh trong DNTN.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân là ai?

Từ định nghĩa về loại hình doanh nghiệp này có thể thấy doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp một chủ, tức do một chủ thể đứng ra thành lập, dùng tài sản của chính mình để đầu tư vào hoạt động kinh doanh mà không có bất cứ sự liên kết hay chia sẻ với người nào. Tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân là người có toàn bộ quyền hành kể cả việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp. 

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân có vai trò gì? 

Xuất phát từ loại hình doanh nghiệp một chủ nên vai trò của Chủ doanh nghiệp tư nhân rất quan trọng. Pháp luật đã ghi nhận vai trò của chủ thể này tại Điều 190 Luật Doanh Nghiệp 2020. Theo đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp của mình với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện cho DNTN thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Những việc Chủ doanh nghiệp tư nhân không được phép thực hiện?

Đặc trưng của DNTN là Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động - là chủ thể chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của DNTN. Từ đặc điểm này nên Pháp Luật đã đưa ra những việc mà Chủ doanh nghiệp không được phép làm:

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Điều này có nghĩa khi Chủ doanh nghiệp tư nhân không thể đăng ký làm chủ một DNTN mới khác nếu DNTN hiện tại chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý.

+ Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

5. Vốn của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ đâu?

Nguồn vốn của DNTN là chính từ tài sản cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. Theo đó, Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký một cách chính xác tổng số vốn đầu tư. Cụ thể, phải nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Ngoài ra, đối với vốn bằng tài sản khác thì phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Tuy ban đầu cần có sự rõ ràng về nguồn vốn như thế nhưng nguồn vốn này có thể xoay chuyển trong quá trình hoạt đông, có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền đó.

6. Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp tư nhân và Chủ DNTN?

Chỉ có một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân nên đây là được là là mối quan hệ gắn bó như hình với bóng, không thể tách rời. Như vậy, khi có sự thay đổi từ cá nhân này thành cá nhân khác, doanh nghiệp đó phải chấm dứt sự tồn tại về mặc pháp lý.

7. Quyền của Chủ DNTN trong một số trường hợp được thực hiện như thế nào?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi nhận những trường hợp đặc biệt mà Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện quyền của mình như sau:

Thứ nhất, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

Thứ ba, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Thứ tư, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.

Thứ năm, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.

Trên đây là bài viết của ACC về Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì?. Mời quý bạn đọc tham khảo. Mọi thắc mắc, hay cần tư vấn bất kỳ vấn đề pháp lý nào hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để chúng tôi có thể được hỗ trợ bạn đọc nhanh nhất. Thông tin liên hệ của ACC phía bên dưới. Cảm ơn quý bạn đọc !

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (783 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo