Tự công bố chất lượng gạo [Cập nhật 2024]

Gạo là sản phẩm có lượng tiêu thụ cao và ổn định ở Việt Nam. Hiểu rõ nhu cầu của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã bước vào con đường kinh doanh gạo, nhờ đó mà lượng gạo sản xuất ngày một cao. Tuy nhiên chất lượng gạo có đảm bảo hay không lại là điều khiến nhiều người tiêu dùng phải đắn đo. Do vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tự công bố tiêu chuẩn chất lượng mặt hàng này trước khi kinh doanh, buôn bán rộng rãi ngoài thị trường. Tự công bố tiêu chuẩn chất lượng là thủ tục bắt buộc đối với mọi cơ sở kinh doanh gạo. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết bản tự công bố sản phẩm gạo.

Tự công bố chất lượng gạo

Tự công bố chất lượng gạo

1. Tự công bố chất lượng gạo là gì?

"Tự công bố chất lượng gạo" là quá trình mà một tổ chức hoặc cá nhân tự ý công bố thông tin về chất lượng của sản phẩm gạo mà họ sản xuất hoặc kinh doanh. Thông tin này thường bao gồm các yếu tố như nguồn gốc của gạo, phương pháp trồng trọt, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. Bằng cách này, người tiêu dùng có thể biết được thông tin chi tiết về sản phẩm gạo mà họ mua và đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng mong muốn.

2. Lợi ích của tự công bố sản phẩm gạo

Việc tự công bố sản phẩm gạo nói riêng và sản phẩm cần được công bố theo quy định nói chung thực sự mang lại lợi ích không chỉ người tiêu dùng mà còn đảm bảo về mặt pháp lý cho các cơ sở doanh nghiệp.

Lợi ích đối với doanh nghiệp

Lợi ích đối với doanh nghiệp đăng kí công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa giúp cho quá trình đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng, khẳng định chất lượng sản phẩm thông qua những thông tin được kiểm định an toàn, từ đó khẳng định thương hiệu, độ an toàn và vị trí kinh doanh trên thị trường. Người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, đối tác tin tưởng giao kết. Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quy định pháp luật của nhà nước liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm có ưu thế cạnh tranh đối với sản phẩm khác, đảm bảo được lưu thông trên thị trường lâu dài và đảm bảo cho các sản phẩm được phép nhập khẩu vào Việt nam.

Lợi ích đối với người tiêu dùng

Lợi ích công bố chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng sản phẩm đã được kiểm định về an toàn, từ đó yên tâm sử dụng. Tránh trường hợp sử dụng hàng lậu, kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc công khai công bố tiêu chất lượng sản phẩm, hàng hóa giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn chính xác hàng hóa đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nhận biết nhanh chóng thông qua gắn dấu hợp quy.

Lợi ích đối với cơ quan quản lý

Lợi ích công bố chất lượng sản phẩm đối với cơ quan quản lý. Việc nhà nước yêu cầu công bố tiêu chuẩn chất lượng, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa trong nước và nhập khẩu giúp nhà nước tạo yêu cầu kỹ thuật thương mại, hạn chế hàng hóa kém chất lượng, yếu kém vào thị trường Việt nam, là điều kiện để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển cạnh tranh chất lượng đối với các sản phẩm cùng loại. Đồng thời giúp cho quá trình quản lý, định hướng của nhà nước trong quá trình phát triển thị trường, hàng hóa cạnh tranh và hợp tác quốc tế.

Bản Tự Công Bố Sản Phẩm Gạo

Tự công bố sản phẩm gạo

3. Bản tự công bố sản phẩm gạo 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Số:…………/Tên doanh nghiệp/Năm công bố

  1. Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………Fax: ………………………………

E-mail………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp:..............................................................................

Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP :.........Ngày cấp/Nơi cấp:..(đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định)

  1. Thông tin về sản phẩm
  2. Tên sản phẩm: .....................................................................................
  3. Thành phần: .........................................................................................
  4. Thời hạn sử dụng sản phẩm:.................................................................
  5. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: ..............................................
  6. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm (trường hợp thuê cơ sở sản xuất): ................................................

III. Mẫu nhãn sản phẩm (đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến)

  1. Yêu cầu về an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo:

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số....; hoặc

- Thông tư của các Bộ, ngành; hoặc

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hoặc

- Tiêu chuẩn Quốc gia (trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành); hoặc

- Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Tiêu chuẩn quốc gia);hoặc

- Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex)).

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố.

                                                                                        ……….., ngày ….. tháng …… năm……. 

                                                                                        ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

                                                                                          (Ký tên, đóng dấu)

4. Hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo

 Hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo

Hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo

Để thực hiện công việc công bố, việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm chính là chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Vậy theo yêu cầu, hồ sơ công bố sản phẩm gạo gồm những gì?

Hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm gạo bao gồm:

  • Bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo theo mẫu 01 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm gạo còn thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Lưu ý kết quả kiểm nghiệm phải được cấp từ các phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định và phải có đầy đủ các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo yêu cầu.
  • Mẫu sản phẩm và nhãn sản phẩm gạo của doanh nghiệp.
  • Bảng thông tin chi tiết sản phẩm gạo của doanh nghiệp.

5. Quy trình tự công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm gạo.

Nghị định 15/2018/NĐ-CP yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện tự công bố chất lượng đối với sản phẩm trước khi kinh doanh ngoài thị trường. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn với chất lượng hồ sơ cũng như chất lượng sản phẩm gạo của mình. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các bước sau khi muốn công bố chất lượng gạo:

  • Bước 1: Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm và hoàn thiện hồ sơ tự công bố sản phẩm theo đúng quy định pháp luật. Đây là nền tảng thông tin mà cơ quan nhà nước sẽ căn cứ để quản lý sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ doanh nghiệp xây dựng sai so với sản phẩm thực tế sẽ bị thanh tra xử phạt theo quy định.
  • Bước 2: Sau khi hoàn thành hồ sơ công bố, doanh nghiệp sẽ mang nộp 01 bản hồ sơ đến cơ quan quản lý của địa phương. Tùy vào từng cơ quan quản lý mà doanh nghiệp có thể nộp qua đường bưu điện hoặc là nộp trực tiếp.
  • Bước 3: Cơ quan quản lý tiếp nhận thông tin hồ sơ của doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ được kiểm duyệt, cơ quan sẽ đăng tải thông tin sản phẩm gạo lên trang tin chính thức. Khi ấy, doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành kinh doanh sản phẩm gạo của mình hợp pháp ngoài thị trường.

6. Mọi người cùng hỏi

Có những tiêu chuẩn nào cần tuân thủ khi tự công bố chất lượng gạo?

Các tiêu chuẩn có thể bao gồm tiêu chuẩn về môi trường, công bằng, chuỗi cung ứng bền vững, và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được xác định bởi các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia.

Làm thế nào để người tiêu dùng có thể truy cứu thông tin về tự công bố chất lượng gạo của một sản phẩm?

Người tiêu dùng có thể truy cứu thông tin về tự công bố chất lượng gạo của một sản phẩm thông qua nhãn hiệu, trang web của nhà sản xuất, hoặc thông qua các tổ chức chứng nhận và cơ quan quản lý tiêu chuẩn.

Tự công bố chất lượng gạo có liên quan đến bảo vệ môi trường không?

Có, tự công bố chất lượng gạo thường liên quan đến việc đánh giá và công bố thông tin về các phương pháp trồng trọt, quản lý tài nguyên tự nhiên và các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất gạo.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về bản tự công bố sản phẩm gạo. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (610 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo