Cách xử lý tài sản khi sáp nhập công ty (cập nhật 2024)

Xuất phát từ thực tế sáp nhập công ty đang diễn ra ngày càng nhiều thì việc xử lý tài sản khi sáp nhập công ty là vấn đề được các công ty quan tâm hàng đầu. Vậy hiện nay, pháp luật có quy định như thế nào về vấn đề này. Mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây của ACC để biết thêm các thông tin về vấn đề xử lý tài sản khi sáp nhập công ty.

xu-ly-tai-san-khi-sap-nhap-cong-ty

Xử lý tài sản khi sáp nhập công ty

1. Sáp nhập công ty là gì? 

Sáp nhập công ty là một trong những hình thức tập trung kinh tế được quy định tại Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018. Theo đó, sáp nhập công ty là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Hiện nay, việc sáp nhập công ty đang diễn ra khá nhiều nhằm mục đích mở rộng, củng cố sức mạnh kinh doanh của các công ty trên thị trường.

2. Hậu quả pháp lý của sáp nhập công ty

Sau khi công ty nhận sáp nhập hoàn thành xong thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì:

  • Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại;
  • Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

Cùng với việc chấm dứt tồn tại của một công ty trên thị trường thì vấn đề xử lý tài sản khi sáp nhập công ty được đặt ra. Công ty bị sáp nhập, nhận sáp nhập phải giải quyết như thế nào về tài sản của công ty mình?

Thủ tục mua bán doanh nghiệp có phức tạp không? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết Mua bán doanh nghiệp

3. Xử lý tài sản khi sáp nhập công ty

Qua rà soát, hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết về xử lý tài sản khi sáp nhập công ty. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm làm việc thực tế thì việc xử lý tài sản khi sáp nhập công ty được tiến hành như sau:

3.1 Xử lý tài sản đối với công ty bị sáp nhập

Công ty bị sáp nhập là công ty sẽ chính thức biến mất khỏi thị trường, vấn đề xử lý tài sản khi sáp nhập công ty sẽ thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo đó, sau khi có quyết định sáp nhập, công ty bị sáp nhập phải có trách nhiệm khóa sổ kế toán và thực hiện các công ty dưới đây:

Kiểm kê tài sản và giá trị tài sản

Công ty bị sáp nhập phải tiến hành kiểm kê, xác định số lượng, chất lượng và giá trị tài sản thực tế mà công ty đang quản lý và sử dụng.

Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm như: Tài sản cần dùng, tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý,...:

  • Những tài sản thiếu, hao hụt, mất mát, hư hỏng, kém phẩm chất phải xác định rõ nguyên nhân. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất là tập thể hoặc cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bị sáp nhập quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
  • Những tài sản đã mua bảo hiểm, nếu tổn thất thì sẽ xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
  • Khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản thiếu hụt và số tiền bồi thường được hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty bị sáp nhập.
  • Đối với giá trị tài sản thừa mà không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì hạch toán vào thu nhập của công ty bị sáp nhập.

Việc kiểm kê tài sản phải được lập thành biên bản kiểm kê trước khi sáp nhập.

Lập danh sách công nợ

Công ty bị sáp nhập phải lập danh sách chi tiết các chủ nợ, khách nợ, đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, lập bản kê chi tiết đối với từng loại công nợ:

  • Khoản nợ phải thu: Xác định cụ thể nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Khoản nợ không có khả năng thu hồi phải xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể hay cá nhân để xử lý bồi thường. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bị sáp nhập quyết định mức bồi thường. Lưu ý, chênh lệch giữa giá trị nợ phải thu không có khả năng thu hồi với tiền bồi thường được bù đắp bằng dự phòng nợ phải thu khó đòi, nếu thiếu hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty bị sáp nhập.
  • Nợ phải trả: Xác định cụ thể các khoản nợ phải trả trong hạn, nợ phải trả đã quá hạn trả, các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả. Lưu ý, nợ phải trả nhưng không phải trả thì hạch toán vào thu nhập của công ty bị sáp nhập.

Những điều cần biết về sáp nhập doanh nghiệp là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục và quy trình sáp nhập doanh nghiệp

3.2 Xử lý tài sản đối với công ty nhận sáp nhập

Xử lý tài sản khi sáp nhập công ty đối với công ty nhận sáp nhập cũng được thực hiện tương tự như công ty bị sáp nhập. Công ty nhận sáp nhập cũng phải thực hiện việc kiểm kê tài sản hiện có của công ty, kiểm kê công nợ. Việc kiểm kê phải được lập thành văn bản trước khi thực hiện thủ tục sáp nhập công ty.

4. Lưu ý về xử lý tài sản khi sáp nhập công ty

Việc tiến hành xử lý tài sản khi sáp nhập công ty cần được thực hiện trước khi làm thủ tục sáp nhập công ty. Xử lý tài sản phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch rõ ràng. Các thông tin xử lý tài sản phải được lập thành biên bản kiểm kê, xử lý cụ thể, có chữ ký của những người liên quan và được thông báo cho cả công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập. Việc xử lý tài sản khi sáp nhập công ty nên do những người có kiến thức, kỹ năng về kế toán thực hiện.

5. Những câu hỏi thường gặp

Trường hợp công ty nhận sáp nhập không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh?

Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;

Hợp đồng sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

Trường hợp công ty nhận sáp nhập có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh?

Hợp đồng sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;

Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung gì?

Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập

Thủ tục và điều kiện sáp nhập

Phương án sử dụng lao động

Thời hạn thực hiện sáp nhập

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục sáp nhập?

Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục sáp nhập là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính.

Trên đây là những nội dung về vấn đề xử lý tài sản khi sáp nhập công ty mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Trong quá trình thực hiện thủ tục có bất kỳ vướng mắc nào, khách hàng có thể liên hệ cho ACC để được hỗ trợ tốt nhất qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (360 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo