Tra cứu bảo hiểm y tế (Cập nhật 2024)

Nếu bạn đang tìm hiểu về Tra cứu bảo hiểm y tế nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể tham khảo bào viết dưới đấy của công ty Luật ACC. Công ty Luật ACC là đơn vị cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết giải quyết mọi thắc mắc của bạn  và đưa đến cho bạn  chất lượng dịch vụ tốt nhất. Mời bạn cùng tham khảo!

Tra cứu BHYT
Tra cứu BHYT

 

1. Định nghĩa về bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế

1.1. Định nghĩa về bảo hiểm y tế

Theo Điều 1.1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì bảo hiểm y tế được định nghĩa là “hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.  Nói cách khác, bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

1.2. Định nghĩa về thẻ bảo hiểm y tế

Theo Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì “thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này”. Về nguyên tắc, mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế có các nội dung cụ thể như sau:

  • Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
  • Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
  • Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
  • Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
  • Thời gian tham gia bảo hiểm y tế
  • Ảnh thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không? Cách tra cứu như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Tra cứu bảo hiểm y tế học sinh

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết về nhóm 06 đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
  • Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
  • Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
  • Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
  • Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;
  • Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Thời hạn của bảo hiểm y tế là bao nhiêu? Làm sao để tra cứu thời hạn của bảo hiểm y tế? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Tra cứu hạn sử dụng bảo hiểm y tế

3. Tại sao phải tra cứu Bảo hiểm y tế

Tra cứu bảo hiểm y tế là cách nhanh nhất để biết được các thông tin về quá trình tham gia BHYT, thẻ và mã số thẻ BHYT cũng các quyền lợi về bảo hiểm y tế mà người tham gia có thể được hưởng. Bên cạnh đó, thay vì phải đến các trạm, điểm đại lý, thu BHYT để được hỗ trợ người tham gia có thể tra cứu thông tin về BHYT của cá nhân thông qua nhiều cách khác nhau.

Các Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Y Tế

4. Tra cứu bảo hiểm y tế trên thẻ bảo hiểm y tế

Từ ngày 01/04/2021, Nhà nước đã quy định việc áp dụng mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới. Như vậy, vào thời điểm hiện tại, trong cộng đồng tồn tại đồng thời  hai mẫu thẻ bảo hiểm y tế như sau:

  • Mẫu thẻ BHYT theo Quyết định số 1313/QĐ-BHXH (sau đây gọi là mẫu thẻ BHYT cũ);
  • Mẫu thẻ BHYT theo Quyết định số 1666/QĐ-BHXH (sau đây gọi là mẫu thẻ BHYT mới).

Căn cứ các thông tin được in trên thẻ, người dân cũng có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản về bảo hiểm y tế của mình:

Đối với mẫu thẻ BHYT cũ (15 ký tự, chia thành bốn ô): 

Hình 1 Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Cũ

  • Ô đầu tiên: Gồm 02 ký tự là mã đối tượng tham gia BHYT gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, nhóm đóng BHYT theo hộ gia đình...
  • Ô thứ hai: Gồm 01 ký tự bằng số từ 01 - 05, là ký hiệu thể hiện mức hưởng BHYT gồm các mức 100%, 95%, 80%.
  • Ô thứ ba: Gồm 02 ký tự bằng số từ 01 - 99, là mã tỉnh, nơi phát hành thẻ BHYT.
  • Ô thứ tư: Gồm 10 ký tự là số định danh cá nhân của người tham gia BHYT.

Đối với mẫu thẻ BHYT mới (10 ký tự)

Hình 2 Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Mới

  • Thông tin về mức hưởng BHYT được ghi nhận ở góc trên bên phải của mặt trước thẻ BHYT, thể hiện qua các ký tự 1, 2, 3, 4, 5
  • Tích hợp nhiều thông tin mới: Nơi cấp, đổi thẻ BHYT; hướng dẫn kiểm tra chi phí khám chữa bệnh, tra cứu thông tin BHYT, tổng đài hỗ trợ giải đáp thắc mắc.

5. Tra cứu bảo hiểm y tế bằng tin nhắn

Theo Công văn số 815/CNTT-PM ngày 29/7/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ với chiếc điện thoại đơn giản, người tham gia BHYT đã có thể biết được thông tin thẻ thông qua một tin nhắn.

Theo đó, người dân soạn tin nhắn theo cú pháp:

BHTHEMã thẻ BHYT gửi 8079

Cước phí: 1.000 đồng/tin nhắn.

Có những cách nào để tra cứu bảo hiểm y tế? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Tra cứu bảo hiểm y tế

6. Tra cứu bảo hiểm y tế trên website bảo hiểm xã hội

Người tham gia BHYT cũng có thể tra cứu bảo hiểm y tế trực tuyến trên website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo các bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập đường link của website bảo hiểm xã hội Việt Nam https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx 

Bước 2: Nhập mã thẻ, Họ tên, Ngày/tháng năm sinh

Bước 3: Ấn xác nhận “Tôi không phải là người máy” và Tra cứu

Bước 4: Nhận kết quả tra cứu

7. Tra cứu bảo hiểm y tế qua ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VssID

Theo Công văn 3717/BHXH-CNTT ngày 25/11/2020, Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của BHXH Việt Nam với mục tiêu mang đến cho người tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT kênh tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.

Trình tự tra cứu bảo hiểm y tế qua ứng dụng Bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

Bước 1:Cài đặt ứng dụng VssID trên kho ứng dụng (Appstore hoặc CHplay).

Bước 2: Sau khi cài đặt thành công, người dùng mở ứng dụng và đồng ý với các điều khoản sử dụng. Nhập mã số BHXH và mật khẩu để đăng nhập ứng dụng.

Trường hợp chưa có tài khoản, người dùng cần điền các thông tin trong Tờ khai đăng ký sử dụng, điều chỉnh thông tin và ngừng sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, để tra cứu thẻ BHYT, người dùng thực hiện như sau:

  • Chọn quản lý cá nhân.
  • Chọn Thẻ BHYT, màn hình sẽ hiển thị các thông tin, Người dùng nhấn vào “Xem thẻ Bảo hiểm y tế”, màn hình sẽ hiển thị như bên dưới (có thể lựa chọn xoay để xoay thẻ BHYT để dễ quan sát).

Bên cạnh đó, ứng dụng VissID còn cung cấp chức năng Sổ khám chữa bệnh hiển thị toàn bộ thông tin khám chữa bệnh BHYT của người sử dụng theo từng năm.

Quét mã bảo hiểm y tế như thế nào? Trong bài viết dưới đây Luật ACC sẽ giải đáp cho Quý bạn đọc

8. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc

Tra cứu BHYT
Tra cứu BHYT

8.1.Thẻ bảo hiểm y tế có chứa thông tin về mức hưởng bảo hiểm y tế hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành phản ánh được nhiều thông tin, trong đó có:

"Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế

...

2. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này."

Mức hưởng bảo hiểm y tế cụ thể đối với học sinh, sinh viên là một trong những nội dung được thể hiện trên thẻ bảo hiểm y tế.

8.2. Thẻ bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Căn cứ khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đối với đối tượng đóng bảo hiểm y tế là học sinh, sinh viên được quy định cụ thể như sau: Thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế được pháp luật hiện hành quy định khác nhau trong các trường hợp cụ thể đối với học sinh lớp 1, học sinh lớp 12; học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học, học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học.

8.3.Người tham gia bảo hiểm y tế có được khám bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và  Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức thanh toán trực tiếp thì khi người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

Trường hợp đang chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thì bạn cần xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp và giấy tờ chứng minh nhân thân, thì bạn vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm y tế bình thường.

Hoặc là bạn sẽ được thanh toán chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, mức chi trả không quá 0.15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám chữa bệnh đối với trường hợp điều trị ngoại trú và 0.5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện khi điều trị nội trú.

8.4.Hồ sơ đề nghị bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cần những loại giấy tờ nào?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp như sau: thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ chứng minh nhân thân; giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán và các hóa đơn, chứng từ có liên quan để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế để được thanh toán.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm y tế. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về bảo hiểm y tế. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật về bảo hiểm y tế hãy liên hệ ngay

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (359 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo