Tố tụng hành chính là gì? (Cập nhật mới nhất 2024)

Tố tụng hành chính là gì là thắc mắc của nhiều người. Theo quy định của pháp luật, đây là trình tự giải quyết vụ án hành chính tại tòa án. Cùng với tố tụng hình sự, tố tụng dân sự thì tố tụng hành chính có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.

1. Quy định về tố tụng hành chính

Tố tụng hành chính gồm có các giai đoạn sau: khởi kiện, thụ lí vụ án; chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm (giai đoạn đặc biệt của tố tụng hành chính) và thi hành bản án, quyết định của toà án về vụ án hành chính.

Tố tụng hành chính khác với hoạt động hành chính. Hoạt động hành chính là hoạt động của toà án nhân dân và các thẩm phán hành chính nhằm giải quyết các khiếu kiện của cá nhân, cơ quan nhà - nước, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền.

Hoạt động tố tụng hành chính tại toà án theo thủ tục tố tụng hành chính giúp cho phân biệt hình thức giải quyết khiếu kiện tại toà án với cách giải quyết khiếu kiện tại các cơ quan nhà nước khác.

2. Các khái niệm trong tố tụng hành chính:

Trong luật tố tụng hành chính năm 2015 đã bổ sung sửa đổi một số quy định việc giải thích một số khái niệm như về quyết định hành chính bị kiện, hành vi hành chính bị kiện, vụ án phức tạp,... đây là một trong điểm sửa đổi mới so với luật tố tụng hành chính năm 2010 trước đây. Theo điều 3 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 một số khái niệm như sau:

2.Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Hành vi hành chính bị kiện là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

12. Vụ án phức tạp là vụ án có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn; có đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.

3. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử:

Trong Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định như sau:

'' Điều 18: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử:

Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Luật này.

Bổ sung quyền, nghĩa vụ của đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ; bổ sung quy định trách nhiệm của Toà án trong việc hỗ trợ đương sự thu thập tài liệu, chứng cứ, tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng như: đề nghị Tòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ.

Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ. Bổ sung quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ của đương sự; cụ thể là:Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết để họ thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.Quy định về thủ tục hỏi, trình bày chứng cứ, tranh luận tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ để vừa bảo đảm thực hiện đúng, đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm tố tụng của Toà án, người tham gia tố tụng theo đúng nguyên tắc tranh tụng, vừa bảo đảm phán quyết của Toà án khách quan, chính xác, đúng pháp luật trên cơ sở xem xét đầy đủ chứng cứ và kết quả tranh tụng.

4. Đối thoại trong tố tụng hành chính:

Một điểm khá mới trong Luật tố tụng hành chính năm 2015 về vấn đề đối thoại. Nếu như trước đây trong luật tố tụng hành chính năm 2010 quy định về quá trinh giải quyết vụ án hành chính thì việc đối thoại không phải là thủ tục bắt buộc mà chỉ là vấn đề tạo điều kiện cho các đương sự đối thoại về giải quyết vụ án thì nay đến Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã bổ sung quy định cụ thể thể về nguyên tắc đối thoại:

Điều 20: Đối thoại trong tố tụng hành chính

Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này

5. Hoạt động xét xử của toà án nhân dân

Hoạt động xét xử của toà án nhân dân góp phần quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.

Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt.

Thông qua hoạt đông xét xử giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia các quan hệ pháp luật, toà án nhân dân không chỉ xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật mà còn thực hiên việc kiểm tra và giám sát các hoạt động hành chính của các chủ thể có thẩm quyền quản lí hành chính nhà nứớc góp phần bảo vệ quyền công dân, bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản tập thể, bảo vệ tính mạng, quyền tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Những hành vi lộng quyền, cửa quyền, thiếu trách nhiệm hay coi thường dân của một bộ phận cán bộ, công chức sẽ bị chấm dứt bằng những quyết định hay bản án thích đáng của toà án. Những quyết định hành chính vi phạm pháp luật, vi phạm dân chủ sẽ bị tuyên huỷ hoặc bị buộc phải sửa đổi. Những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật đó nếu gây thiệt hại cho công dân, cơ quan hay tổ chức thì toà án còn quyết định buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ra quyết định đó phải bồi thường thiệt hại cho dân hay doanh nghiệp.

Thực tiễn xét xử hành chính trong thời gian qua cho thấy nhiều quyết định hành chính trái pháp luật đã bị tuyên huỷ hoặc phải cải sửa, nhiều hành vi hành chính trái pháp luật đã bị toà án tuyên chấm dứt; nhiều cơ quan, tổ chức hay công dân đã được toà án bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp kịp thời. Những quyết định hay bản án như vậy cùa toà án nhân dân đã góp phần kiểm soát quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước trong việc ban hành văn bản pháp luật. Những quyết định ấy đã yêu cầu và giáo dục cán bộ, công chức của bộ máy hành chính nhà nước phải thận trọng hơn nữa, có trách nhiệm hơn nữa trong việc ban hành quyết định hành chính hay thực thi công vụ nhà nước. Những kết quả này góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình cải cách nền hành chính, buộc nhiều cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức phải tự nâng cao năng lực quản lí và trách nhiệm công vụ đồng thời bảo đảm và tạo điều kiện để phát huy dân chủ, xây dựng bô máy hành chính ngày càng trong sạch và vững mạnh. Thông qua hoạt động xét xử hành chính, toà án phải làm rõ việc khiếu kiện đối vói quyết định hành chính, hành vi hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lí nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thông thường, hoạt động thanh tra được tiến hành theo các phương thức như thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt; thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra đột xuất chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền giao phù hợp với trình tự và thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ. Do đó, hoạt động thanh tra vừa mang tính quản lí vừa mang tính tài phán.Theo pháp luật hiên hành, hệ thống cơ quan thanh tra được tổ chức từ trung ương đến quân, huyện, thị xã (chức năng thanh tra nhà nước ở xã, phường, thị trấn do uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp đảm nhận).Các cơ quan thanh tra nhà nước hoạt động theo nguyên tắc “phụ thuộc hai chiều” - nghĩa là vừa trực thuộc thanh tra nhà nước cấp trên vừa trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp quản lí. Riêng thanh tra nhà nước ở trung ương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về thanh tra và có quyền thanh tra trong phạm vi cả nước. Do đó, Tổng thanh tra Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội (trong thời gian Quốc hội không họp nhiệm của tổ chức hay cá nhân để kịp thời có biện pháp, giải pháp sửa chữa khuyết điểm và chấn chỉnh hoạt động quản lí.Trong quá trình thanh tra, các đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra mà không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác, kịp thời theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, đoàn thanh tra, thanh tra viên hoặc thành viên của đoàn thanh tra hoặc huỷ tài liệu, vật chứng liên quan đêh nội dung thanh tra thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lí kỉ luật hay truy cứu trách nhiêm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, hoạt động thanh tra là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả trong quản lí nhà nước. Thông qua thanh tra, nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, tham nhũng đã được phát hiện, từ đó các chủ thể quản lí nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật và nhiêm vụ mà Nhà nước giao cho các đối tượng quản lí thuộc quyền, phát hiện những ưu khuyết điểm trong quản lí, trong công tác điều hành chỉ đạo, từ đó kịp thời ban hành những quyết định hay biện pháp khắc phục, sửa chữa cũng như các biện pháp tác động phù hợp nhằm củng cố trật tự pháp luật và phát huy dân chủ trong đời sống xã hội.Thêm vào đó, cơ quan thanh tra và những người đứng đầu cơ quan thanh trá còn có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những trong việc giám sát việc giải quyết khiếu tố của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở theo quy định của pháp luật

Trên đây là những thông tin về tố tụng hành chính là gì mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý khách hàng với mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan đến khách hàng đối với lĩnh vực này. Để hiểu thêm những quy định, giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, quý khách hàng hãy theo dõi website của chúng tôi và liên hệ với chúng tôi để được giải đáp pháp luật, hỗ trợ pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (507 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo