Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Chuyên Khoa Nhi (Cập Nhật 2024)

Phòng khám tư nhân là cơ sở khám và chăm sóc sức khỏe được cá nhân, tổ chức thành lập, điều hành, quản lý theo quy định của pháp luật và không có sự can thiệp của nhà nước trong quá trình tổ chức hoạt động.

Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Chuyên Khoa Nhi Cập Nhật 2020
Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Chuyên Khoa Nhi Cập Nhật 2023

Thủ tục và điều kiện mở phòng khám chuyên khoa nhi cập nhật 2023

1. Có bao nhiêu loại phòng khám

Phòng khám bao gồm bốn hình thức sau: phòng khám đa khoa; phòng khám chuyên khoa; phòng khám bác sỹ gia đình và phòng chẩn trị y học cổ truyền.

Để có thể kinh doanh một phòng khám tư nhân thì cần xác định đáp ứng đủ những điều kiện được mở phòng khám; hoàn chỉnh hồ sơ và thực hiện theo đúng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục.

2. Quy định mở phòng khám chuyên khoa nhi

  • Luật khám bệnh chữa bệnh 2009.
  • Nghị định 109/2016/ND-CP ngày 01/07/2016 Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Thẩm quyền cấp phép.
  • Sở y tế tỉnh, thành phố.

3. Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa

  • Bác sĩ muốn mở phòng khám chuyên khoa phải thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa.
  • Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký, có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó, lý lịch không có án tích đáp ứng đủ điều kiện mở phòng khám chuyên khoa.
  • Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên 1 phòng khám tư nhân.
  • Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải hành nghề liên tục trong 2 năm đến ngày xin giấy phép mở phòng khám ngoài giờ, nếu không hành nghề thì phải có những buổi cập nhật kiến thức y khoa.

4. Hồ sơ thủ tục mở phòng khám chuyên khoa

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài ( Bản sao).
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ( Bản sao).
  • Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm phòng khám.
  • Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám.
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Hợp đồng thu gom rác thải.

5. Tài Liệu khách hàng cần cung cấp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài ( Bản sao).

Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ( Bản sao).

Hợp động thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm phòng khám. Hợp đồng thu gom rác thải.

6. Trình tự, thủ tục mở phòng khám tư nhân

Đầu tiên, hoàn thiện chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh hoặc Cục Quản lý y dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế và nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm duyệt hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Sau khi có biên bản thẩm định thì Bộ Y tế phải đưa ra một trong những quyết định sau:

  • Cấp chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị cấp nếu trong thời hạn 10 ngày làm việc nếu thuộc trường hợp hồ sơ hợp lệ;
  • Ra thông báo bằng văn bản cụ thể những tài liệu, văn bản cần bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc nếu hồ sơ còn thiếu xót;
  • Ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do nếu trong trường hợp từ chối cấp chứng chỉ hành nghề.

Vậy nên, tổng thời gian cấp chứng chỉ hành nghề thông thường tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài, người Việt Nam cư trú tại nước ngoài thì thời hạn kiểm định hồ sơ sẽ kéo dài hơn để xác minh nhưng không quá 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Tiếp theo, thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể hoặc xin giấy phép đầu tư

Nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện để thành lập hộ kinh doanh cá thể. Trong vòng thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nộp 01 bộ hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư hay cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.

Nộp 01 bộ hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư và sau tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Cuối cùng, xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (310 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo