Thủ tục làm di chúc hợp pháp cập nhật năm 2024

Khi lập di chúc cần phải tìm hiểu và lưu ý các quy định pháp luật về di chúc để có một bản di chúc hợp lệ và có giá trị pháp lý. Vậy, thủ tục làm di chúc hợp pháp thực hiện như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-51
Thủ tục làm di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp là gì?

a. Điều kiện để di chúc hợp pháp:

Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
  • Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

b. Hình thức lập di chúc:

Di chúc miệng

Căn cứ theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc miệng chỉ được thừa nhận là hợp pháp khi nó được lập trong trường hợp một người đang bị cái chết đe dọa về tính mạng, không có đủ thời gian cũng như điều kiện để lập di chúc bằng văn bản.

Di chúc bằng văn bản

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015, phải do người lập di chúc tự viết và tự ký chữ ký của mình vào nội dung di chúc. Trường hợp di chúc có nhiều trang, nhiều tờ thì người lập di chúc phải ghi đầy đủ số thứ tự và đồng thời ký vào từng trang của di chúc.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Người làm chứng cho việc lập di chúc có thể bất kỳ người nào, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự);
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
    Xem thêm bài viết về Di chúc được lập dưới các hình thức nào tại : https://accgroup.vn/di-chuc-duoc-lap-duoi-cac-hinh-thuc/

c. Nội dung của di chúc:

Trong di chúc, cần thể hiện rõ các nội dung nêu tại Điều 631 Bộ luật Dân sự, cụ thể như sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;
  • Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ (nếu có).

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa

c. Đối với di chúc bằng miệng cần lưu ý các điều kiện có hiệu lực của di chúc như sau:

  • Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 627, Điều 629 và khoản 5 Điều 630 BLDS.
  • Điều kiện có hiệu lực: theo quy định tại Điều 629 BLDS: khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Theo khoản 5 Điều 630, việc di chúc miệng này do người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

2.Lưu ý về việc lập di chúc hợp pháp:

a. Quy định về độ tuổi người lập di chúc

  • Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

b. Hiệu lực pháp luật của di chúc

Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật chỉ xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc, không có nghĩa là tại thời điểm người có di sản chết, di chúc phải được đem ra thi hành. Việc công bố di chúc, phân chia di sản theo di chúc có thể thực hiện vào thời điểm mà người thừa kế cảm thấy thích hợp.

Hiện nay, không có quy định pháp luật về thời hạn của di chúc. Như vây, quyền khai nhận di sản thừa kế có thể được tiến hành bất cứ lúc nào khi người để lại di sản qua đời. Nếu xét xem bản di chúc hợp pháp  về mặt hình thức, nội dung theo quy định của pháp luật không thì hiệu lực của di chúc chỉ chấm dứt khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015.

Tuy nhiên, theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, có quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015, Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
  • Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  • Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
  • Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Lưu ý: Đối với hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng thì có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

c. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

3. Điều kiện về người lập di chúc.

Theo quy định tại Điều 625 và Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện sau:

– Đủ 18 tuổi trở lên;

– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

– Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.

Các trường hợp ngoại lệ:

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Điều kiện về người nhận di sản:

Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, người nhận di sản phải không nằm trong các trường hợp sau:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã biết về hành vi của những người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó vẫn được quyền nhận thừa kế.

5.Thủ tục lập di chúc:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (giấy chủ quyền nhà đất, sổ tiết kiệm ngân hàng…) hoặc bản sao y chứng thực và kèm theo xác nhận của Ngân hàng về việc đang giữ thế chấp các giấy tờ trên.
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người để lại di sản
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu củangười nhận di sản
  • Giấy khám sức khỏe của người để lại di sản chứng minh người này còn minh mẫn sáng suốt.
    Xem thêm về thủ tục làm di chúc cần giấy tờ gì cập nhật năm 2021: https://accgroup.vn/lam-di-chuc-can-giay-to-gi/

6. Trình tự và thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng như thế nào?

Trình tự và thủ tục làm di chúc tại phòng công chứng được điều chỉnh bởi cả Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Công chứng năm 2014 như sau:

Bước 1: Người có nhu cầu lập di chúc nộp 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh sách giấy tờ gửi kèm theo

Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước)

Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định

Bước 2:  Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu lập di chúc. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định pháp luật thì tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Bước 3: Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu lập di chúc tại phòng công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu lập di chúc hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập di chúc.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 4:  Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên để công chứng viên ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Xem thêm về Thủ tục làm di chúc tại phòng công chứng cập nhật năm 2021: https://accgroup.vn/lam-di-chuc-tai-phong-cong-chung/

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thủ tục làm di chúc hợp pháp mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (706 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo