Thủ tục làm di chúc cần giấy tờ gì cập nhật năm 2024

Thủ tục làm di chúc cần giấy tờ gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-86
Thủ tục làm di chúc cần giấy tờ gì

1. Các loại giấy tờ cần có khi lập di chúc

  • Giấy tờ nhân thân của người lập di chúc:

+   Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng;

+   Sổ hộ khẩu.

  • Giấy tờ nhân thân của người hưởng di sản như:

Giấy khai sinh, giấy chứng nhặn đăng ký kết hôn; chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng; Sổ hộ khẩu.

  • Giấy tờ về tài sản:

+   Nhà đất :Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+   Tiền gửi trong ngân hàng: Sổ tiết kiệm ;

+   Động sản:  đăng ký xe,… ;

+   Quyền tài sản: cổ phiếu, cổ phần…… ;

+   Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.

  • Bản di chúc đã viết sẵn (nếu có).
  • Giấy tờ nhân thân của người làm chứng:

Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người làm chứng (trong trường hợp cần có người làm chứng).

2. Thủ tục lập di chúc:

Đối với mỗi hình thức di chúc đòi hỏi phải có các giấy tờ khác nhau. Sau đây là thủ tục và các giấy tờ tương ứng đối với mỗi hình thức di chúc muốn lập.

a. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Di chúc gồm các nội dung chủ yếu;
  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;

Ngoài các nội dung trên di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

b. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Theo Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015.

  • Nếu người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. 
  • Sau đó người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. 
  • Nội dung của di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.

c. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

Theo quy định tại Điều 635 và 636 Bộ luật Dân sự 2015,  bác có thể lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã theo thủ tục sau:

  • Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
  • Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
  • Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
  • Nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

3. Trình tự công chứng:

Bước 1:

1/  Người lập di chúc tự viết di chúc: Người lập di chúc tự viết di chúc trước mặt Công chứng viên hoặc xuất trình bản di chúc mà do chính người đó đã viết hoặc soạn thảo sẵn. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của nội dung di chúc. Nếu bản di chúc đạt yêu cầu thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào di chúc. Trường hợp bản di chúc không đạt yêu cầu, Công chứng viên sẽ sửa đổi, bổ sung.

2/  Người lập di chúc không tự viết di chúc: Người lập di chúc sẽ tuyên bố nội dung di chúc để Công chứng viên ghi chép lại bằng máy vi tính. Sau đó người lập di chúc đọc lại hoặc nghe Công chứng viên đọc lại toàn văn di chúc. Nếu người lập di chúc xác nhận rằng Công chứng viên đã ghi chép lại đầy đủ, chính xác ý nguyện thì Công chứng viên hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào Bản di chúc.

3/ Người lập di chúc xuất trình các giấy tờ cho Công chứng viên kiểm tra.

*   Ghi chú: Trường hợp người lập di chúc không tự đọc được, không nghe được hoặc không ký và điểm chỉ được thì phải có 2 người làm chứng.

*   Người làm chứng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luât, không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc và không thuộc diện thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với tài sản được định đoạt trong di chúc.

*   Người lập Di chúc phải tự mình lập không được ủy quyền cho người khác.

Bước 2: Công chứng viên ký công chứng Di chúc.

Bước 3: Nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

4. Ký ngoài trụ sở:

Nếu người yêu cầu công chứng có yêu cầu ký ngoài trụ sở cơ quan Công chứng thì ghi vào phiếu yêu cầu công chứng nêu rõ: lý do, địa điểm, thời gian ký để Công chứng viên sắp xếp giải quyết.

5. Thủ tục sau công chứng:

Người lập Di chúc có thể thực hiện thủ tục gửi giữ Di chúc. Người lập Di chúc cũng có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc (trừ di chúc chung vợ chồng).

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi làm di chúc cần giấy tờ gì mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (569 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo