Thủ tục đơn phương ly hôn khi chồng đánh đập

Ly hôn đơn phương trong trường hợp bị chồng đánh đập là biện pháp giải thoát hiệu quả cho người vợ khỏi sự hành hạ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Để quá trình ly hôn diễn ra suôn sẻ, việc tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật là điều cần thiết. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc các thủ tục cần thiết để tiến hành ly hôn đơn phương nhanh chóng.

Thủ tục đơn phương ly hôn chồng đánh đập, mắng chửi

Thủ tục đơn phương ly hôn chồng đánh đập, mắng chửi

1. Có được đơn phương ly hôn khi chồng đánh đập không?

Khi bị chồng bạo hành người vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn. Trường hợp này người vợ sẽ yêu cầu ly hôn đơn phương và Tòa án giải quyết nếu có căn cứ khiến tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. 

Căn cứ để Tòa án giải quyết khi có yêu cầu ly hôn đơn phương là:

  • Chồng có hành vi bạo lực gia đình;
  • Chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ, chồng.

Bên cạnh đó, theo điểm a.1 khoản a Điều 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định tình trạng vợ chồng trầm trọng khi: Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

2. Hậu quả của hành vi bạo hành đánh đập trong quan hệ hôn nhân

Hành vi đánh đập của người chồng được thực hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau như Rượu chè, say xỉn, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm; Khó khăn về kinh tế tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc; Ghen tuông; Hoặc đôi khi cũng không cần lý do cũng thực hiện hành vi bạo hành đánh đập.

Hành vi bạo hành đánh đập của người chồng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với quan hệ hôn nhân. Cụ thể:

- Các hành vi đánh đập, chồng dùng vũ lực làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bạo hành đánh đập còn ảnh hưởng đến tinh thần, người vợ luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi, hoang mang, trầm cảm; 

- Hành vi bạo hành đánh đập phá hỏng mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái trong gia đình;

- Hành vi đánh đập còn là nguyên nhân dẫn tới ly thân, ly hôn và tan vỡ hôn nhân;

- Hành vi đánh đập trong gia đình có thể bị xử lý vi phạm hành chính khi gây thương tích cho người khác;

- Ngoài ra còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn

Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn.

Trường hợp ly hôn đơn phương thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng cư trú, làm việc. Nếu không biết cụ thể nơi cư trú, làm việc của chồng thì có thể gửi đơn đến Tòa án nơi chồng cư trú, trụ sở nơi làm việc cuối cùng hoặc Tòa án nơi chồng có tài sản để yêu cầu giải quyết vụ án ly hôn đơn phương.

Trường hợp ly hôn thuận tình thì hai bên có thể lựa chọn Tòa án cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cứ trú làm việc.

4. Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng bạo hành

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đơn phương ly hôn chồng đánh đập, mắng chửi

Khi tiến hành ly hôn đơn phương, người vợ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương;
  • Đăng ký kết hôn (bản chính); 
  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ và chồng;
  • Bản sao sổ hộ khẩu của gia đình;
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con;
  • Các giấy tờ liên quan chứng minh quyền sở hữu đối với các tài sản chung 
  • Bằng chứng chứng minh hành vi chồng đánh đập

Trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Ngoài những giấy tờ đã nêu ở trên, nếu có chứng cứ chứng minh chồng có hành vi bạo lực không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu ly hôn phải nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Nếu vụ án ly hôn đơn phương có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết

Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.

Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí

Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.

Mức phí cụ thể mời bạn tham khảo tại bài viết https://accgroup.vn/ly-hon-don-phuong-mat-bao-nhieu-tien 

Bước 5: Tòa án tiến hành hòa giải và giải quyết theo quy định

Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị;

Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng

5. Giải đáp thắc mắc về chủ đề: Ly hôn đơn phương khi chồng đánh đập

Có thể yêu cầu ly hôn đơn phương nếu chồng đánh đập không?

Trả lời: Có, cá nhân có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương nếu chồng có hành vi bạo lực gia đình. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam cho phép ly hôn khi có sự vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.

Con cái sẽ được quyết định quyền nuôi như thế nào khi ly hôn do bạo lực gia đình?

Trả lời: Trong trường hợp ly hôn do bạo lực gia đình, tòa án sẽ xem xét lợi ích tốt nhất của trẻ em và thường ưu tiên giao quyền nuôi con cho bên bị hại nếu điều đó đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh cho trẻ.

Có thể yêu cầu bảo vệ trong quá trình ly hôn không?

Trả lời: Có, có thể yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp bảo vệ tạm thời như cấm tiếp xúc hoặc cấm tiếp cận để đảm bảo an toàn cho bản thân và con cái trong suốt quá trình ly hôn

Cần làm gì nếu chồng đe dọa hoặc cản trở quá trình ly hôn?

Trả lời: Nên báo cáo ngay lập tức với cảnh sát và có thể yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp bảo vệ. Việc này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn và hỗ trợ quá trình ly hôn diễn ra thuận lợi.

Làm thế nào để có thể thu thập bằng chứng bạo lực gia đình?

Trả lời: Có thể thu thập bằng chứng bằng cách lưu giữ các tài liệu y tế, ghi lại lời khai của nhân chứng, chụp ảnh vết thương, hoặc ghi âm/video các sự việc bạo lực.

Có thể yêu cầu ly hôn ngay lập tức sau một vụ việc bạo lực không?

Trả lời: Có, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn ngay sau khi xảy ra vụ việc bạo lực, không cần phải chờ đợi một khoảng thời gian nhất định.

Có thể yêu cầu ly hôn nếu không có bằng chứng về việc chồng đánh đập không?

Trả lời: Có, vẫn có thể nộp đơn ly hôn, nhưng việc thiếu bằng chứng có thể làm cho quá trình ly hôn trở nên phức tạp hơn. Tòa án sẽ xem xét tổng thể các yếu tố của vụ việc.

Có thể yêu cầu ly hôn nếu chồng đánh đập nhưng không để lại vết thương không?

Trả lời: Có, bạo lực gia đình không chỉ bao gồm việc gây thương tích mà còn bao gồm cả hành vi đe dọa hoặc làm tổn thương tinh thần

Có thể yêu cầu ly hôn nếu chồng tôi đánh đập tôi và chúng tôi đã có thỏa thuận hòa giải không?

Trả lời: Có, bạn vẫn có quyền yêu cầu ly hôn bất kể có thỏa thuận hòa giải trước đó hay không, nếu bạn cảm thấy mối quan hệ không còn khả năng cứu vãn.

Có thể yêu cầu ly hôn nếu chồng đánh đập và vợ chồng đã cố gắng điều trị tâm lý không?

Trả lời: Có, dù vợ và chồng đã cố gắng điều trị tâm lý nhưng nếu hành vi bạo lực vẫn tiếp diễn, thì vợ có quyền yêu cầu ly hôn để bảo vệ bản thân và con cái.

Có thể yêu cầu ly hôn nếu chồng chỉ đánh đập sau khi uống rượu không?

Trả lời: Có, việc chồng đánh đập khi say rượu vẫn là bạo lực gia đình và không thể được coi là biện minh cho hành vi đó.

Câu hỏi thường gặp

Cần chứng minh như thế nào để ly hôn khi chồng đánh đập?

Trả lời: Cần cung cấp bằng chứng về hành vi bạo lực của chồng như báo cáo y tế, nhân chứng, hình ảnh, video hoặc báo cáo cảnh sát.

Ly hôn đơn phương mất bao lâu nếu chồng tôi không đồng ý?

Trả lời: Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương có thể kéo dài từ 4 đến 6 tháng, tùy thuộc vào tính phức tạp của vụ việc và thái độ hợp tác của các bên liên quan.

Có thể yêu cầu ly hôn nếu chồng tôi đánh đập tôi nhưng không ai chứng kiến không?

Trả lời: Có, bạn vẫn có thể yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, việc không có nhân chứng có thể làm tăng độ khó trong việc chứng minh hành vi bạo lực.

 

Có thể ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn được không?

Trả lời: Có thể. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ (qua giấy triệu tập, thông báo,...) nhưng không có mặt tại phiên tòa.
  • Bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
  • Bị đơn không có lý do chính đáng để vắng mặt.

Ly hôn đơn phương vắng mặt có ảnh hưởng đến quyền lợi gì của bị đơn?

Trả lời: Ly hôn đơn phương vắng mặt có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bị đơn, bao gồm:

  • Quyền tài sản: Bị đơn có thể không được chia tài sản chung hoặc được chia ít hơn so với trường hợp ly hôn thuận tình.
  • Quyền nuôi con: Bị đơn có thể không được nuôi con hoặc hạn chế quyền nuôi con so với trường hợp ly hôn thuận tình.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục đơn phương ly hôn khi chồng đánh đập. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (459 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo