Thủ tục ly hôn đơn phương khi vợ/chồng ngoại tình để có quyền lợi cao nhất

Việc ngoại tình của vợ hoặc chồng rất dễ dẫn đến việc một bên tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên). Vậy khi vợ/chồng ngoại tình thì làm thế nào để ly hôn đơn phương nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi cao nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi thế để ly hôn đơn phương khi vợ/chồng ngoại tình.

ly-hon-don-phuong-khi-vo-chong-ngoai-tinh

Ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng ngoại tình để có quyền lợi cao nhất

1. Bằng chứng ngoại tình

Bằng chứng ngoại tình được coi là hợp pháp, có giá trị trước Tòa án là những tài liệu có thể xem được, nhìn được, đọc được, nghe được,… Những bằng chứng có được về hành vi ngoại tình của vợ/chồng mình cần phải đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chí này thì mới có giá trị trước Tòa án.

Những bằng chứng ngoại tình có giá trị được thu thập phổ biến như: Tin nhắn, ghi âm, cuộc gọi, hình ảnh, video trực tiếp,… Đây là những tài liệu dễ thu thập nhất để chứng minh một người ngoại tình. Khi đã có bằng chứng chứng minh việc vợ/chồng ngoại tình cá nhân có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn.

2. Giành quyền nuôi con khi ly hôn chồng/vợ ngoại tình.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến việc giành quyền nuôi con. Thông thường, Tòa án có thể sẽ “thiên vị” người không ngoại tình, tuy nhiên, để đưa ra phán quyết ai là người nuôi dạy con thì Tòa án còn căn cứ vào nhiều vấn đề khác. 

Chứng minh chồng trong thời gian chung sống không quan tâm con

Để giành được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con, cần làm rõ chồng/vợ ngoại tình nên không dành nhiều tình cảm cho con. Nếu chứng minh được trong thời gian chung sống chồng/vợ thường xuyên không quan tâm, lo lắng cho con, không hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người cha/mẹ,… thì khả năng giành lợi thế khi Tòa án giải quyết vấn đề con chung là rất cao.

Chứng minh bản thân đủ điều kiện kinh tế nuôi con sau khi ly hôn

Đây là yếu tố mà Tòa án quan tâm nhất trong vấn đề ai là người trực tiếp nuôi  con khi đã ly hôn. Bởi Tòa án sẽ xem xét điều kiện kinh tế của cả hai bên vợ chồng và kết luận ai là người có khả năng chăm sóc con tốt nhất. Do vậy, việc chứng minh được bản thân đủ điều kiện nuôi con là một trong những yếu tố quan trọng.

Chứng minh được chồng/vợ có lỗi dẫn tới ly hôn

Việc chồng/vợ ngoại tình là hành vi phạm nghĩa vụ một vợ một chồng trong hôn nhân, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân của vợ chồng, nên phải chứng minh được vợ/chồng có lỗi gì, ngoại tình như thế nào mới dẫn đến việc ly hôn. Các chứng cứ cụ thể như: hình ảnh, video, tin nhắn, ghi âm,...

Chứng minh được bản thân có đủ thời gian chăm sóc con sau khi ly hôn

Tòa án sẽ xem xét và cân nhắc hoàn cảnh và môi trường của cả hai vợ chồng, để con có thể phát triển toàn diện thì con cần được đáp ứng cả về yếu tố vật chất và tinh thần. Nếu bạn có quá nhiều việc, không thể dành thời gian cho con thì đây là một điểm bất lợi đối với bạn.

3. Chia tài sản khi ly hôn chồng/vợ ngoại tình

Thông thường, khi ly hôn việc phân chia tài sản chung giữa vợ và chồng sẽ chia đôi, tuy nhiên căn cứ vào khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia  đình thì nguyên tắc chia tài sản sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:

Hoàn cảnh của vợ/chồng

Hai vợ chồng bên nào khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia tài sản nhiều hơn so với bên kia. Hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để đảm bảo duy trì, ổn định cuộc sống nhưng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và vợ chồng.

Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung

Lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Là sự đóng góp của vợ chồng bằng thu nhập từ các công việc hàng ngày trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Bên nào có đóng góp nhiều hơn sẽ được xem xét chia nhiều hơn. Nếu cá nhân ở nhà chăm sóc con và gia đình mà không đi làm được thì được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của người còn đi làm.

Lỗi của vợ/chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân

Là vi phạm về quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng trong hôn nhân dẫn đến ly hôn. Lỗi ở đây là hành vi ngoại tình của vợ/chồng, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ly hôn. Lỗi này được Tòa án xem xét, đánh giá khi chia tài sản chung của vợ chồng.

4. Thủ tục ly hôn đơn phương khi vợ/chồng ngoại tình để có quyền lợi cao nhất

Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình chồng/vợ ngoại tình.

Người làm đơn chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ và nộp tới Tòa án có thẩm quyền bằng một trong các phương thức:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án.
  • Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính (bưu điện).
  • Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn.

Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, thủ tục hòa giải tiền tố tụng sẽ được triển khai. Tòa án sẽ ra thông báo để các bên biết về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn hòa giải viên. Trường hợp các bên không muốn hòa giải/hòa giải không thành thì hồ sơ được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Bước 3: Thụ lý đơn ly hôn.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý bằng văn bản cho vợ chồng, người có nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn chồng/vợ ngoại tình, cho Viện Kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu.

Bước 4: Tòa án xét đơn yêu cầu và mở phiên họp.

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Tiếp đó, Tòa án mở phiên họp hòa giải để lấy ý kiến các bên.

Bước 5: Tòa án ra quyết định ly hôn chồng/vợ ngoại tình.

Sau quá trình hòa giải, có hai khả năng có thể xảy ra:

Các bên hòa giải thành theo hướng đoàn tụ: Tòa án đình chỉ giải quyết vụ việc;

Các bên hòa giải thành theo hướng thuận tình ly hôn: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành

Lưu ý: Nội dung đơn ly hôn khi vợ/chồng ngoại tình cần phải ghi rõ nguyên nhân, tình trạng mâu thuẫn; các phương án đã áp dụng để không dẫn tới tình trạng trầm trọng nhưng không có hiệu quả. Trường hợp nếu vợ/chồng ngoại tình thì phải có bằng chứng chứng minh cho hành vi ngoại tình đó, đi kèm với các giấy tờ chứng minh như đã nêu ở trên để giành được quyền lợi cao nhất.

5. Giải đáp thắc mắc về chủ đề: Ly hôn đơn phương khi vợ/chồng ngoại tình để giành quyền lời cao nhất

Thủ tục ly hôn khi chồng ngoại tình và có con từ mối quan hệ trước như thế nào? 

Trả lời: Thủ tục ly hôn khi người chồng ngoại tình và có con từ mối quan hệ trước là việc khởi kiện ly hôn với lý do chồng ngoại tình là lý do dẫn đến ly hôn. Tòa án sẽ xem xét lợi ích tốt nhất của con và có thể yêu cầu chồng phải cấp dưỡng nuôi con cho vợ.

Vợ có thể nộp đơn xin ly hôn vì chồng bạo hành tinh thần không? 

Trả lời: Có, người vợ có thể nộp đơn ly hôn vì lý do chồng bạo hành tinh thần. Pháp luật Việt Nam công nhận bạo hành tinh thần là lý do chính đáng để ly hôn.

Vợ chồng có thể ly hôn khi vợ/chồng ngoại tình mà không cần ra tòa không? 

Trả lời: Không, hai vợ chồng không thể ly hôn nếu không ra tòa án. Việc ly hôn phải được thực hiện thông qua Tòa án nhân dân địa phương.

Vai trò của tòa án trong vụ án ly hôn đơn phương do ngoại tình là gì? 

Trả lời: Tòa án sẽ xem xét các bằng chứng do cả hai bên đưa ra và đưa ra quyết định dựa trên tình tiết vụ việc. Tòa án cũng có thể buộc người vợ/chồng phải bồi thường thiệt hại cho người còn lại nếu xét thấy đã gây tổn hại do ngoại tình.

Vợ có được yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn vì ngoại tình không? 

Trả lời: Có, người vợ có thể yêu cầu cấp dưỡng trong trường hợp ly hôn vì ngoại tình. Số tiền cấp dưỡng sẽ được tòa án xác định dựa trên hoàn cảnh tài chính của cả hai bên.

Vợ có được quyền nuôi con khi ly hôn vì ngoại tình không? 

Trả lời: Có, người vợ có thể yêu cầu quyền nuôi con trong vụ án ly hôn vì lý do ngoại tình. Tòa án sẽ đưa ra quyết định dựa trên lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Vợ có được yêu cầu giải quyết tài sản khi ly hôn vì ngoại tình không? 

Trả lời: Có, người vợ có thể yêu cầu giải quyết tài sản trong vụ án ly hôn vì ngoại tình. Tòa án sẽ phân chia tài sản của vợ chồng dựa trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng.

Vai trò của tòa án trong việc xác định quyền nuôi con trong vụ án ly hôn vì ngoại tình là gì? 

Trả lời: Tòa án sẽ đưa ra quyết định dựa trên lợi ích tốt nhất của trẻ em. Tòa án có thể xem xét các yếu tố như độ tuổi của đứa trẻ, mối quan hệ của đứa trẻ với cả cha lẫn mẹ và khả năng của mỗi cha/mẹ trong việc đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ.

Các câu hỏi thường gặp

1. Giải quyết đơn phương ly hôn mất bao lâu?

Kể từ ngày Tòa án quyết định thụ lý vụ việc, thời hạn xét xử trung bình của một vụ án ly hôn kéo dài từ 4-6 tháng. Thời hạn mở phiên tòa thường kéo dài trong vòng 1-2 tháng, kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Ly hôn đơn phương có được nuôi con không?

Có. Việc nuôi con hậu ly hôn sẽ được thực hiện theo các quy định nêu trên. Đồng thời, đối phương giành quyền nuôi con cần chứng minh các yếu tố như sau:

Khả năng tài chính nuôi dưỡng con cái;

Môi trường nuôi dưỡng và giáo dục đảm bảo quyền lợi tốt nhất đến sự phát triển của con;

Tư cách, lối sống của người trực tiếp chăm nom.

3. Ly hôn đơn phương có được chia tài sản không?

Có. Vợ và chồng đều có quyền chia tài sản chung mà cả hai tạo ra trong đời sống hôn nhân khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (868 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo