Chồng có được đơn phương ly hôn không?

Ly hôn là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, đặc biệt khi chỉ một bên vợ hoặc chồng muốn chấm dứt hôn nhân. Trong bối cảnh pháp luật Việt Nam, nhiều người thắc mắc liệu chồng có thể đơn phương ly hôn hay không và các quyền, nghĩa vụ liên quan trong quá trình này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi thường gặp về vấn đề chồng đơn phương ly hôn.

Chồng có được đơn phương ly hôn không?

Chồng có được đơn phương ly hôn không?

1. Chồng có được đơn phương ly hôn không?

Theo quy định  pháp luật Việt Nam, người chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.Cụ thể, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Dựa trên tinh thần vợ chồng là hai chủ thể bình đẳng, ngang hàng nhau về mặt quyền lợi và nghĩa vụ, nên quyền lợi ly hôn không chỉ thuộc về phái nữ mà còn dành cho phái nam. Điều này có nghĩa là khi cuộc hôn nhân không thể tiếp tục, người chồng có thể nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn dù không có sự đồng thuận của vợ. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng vì pháp luật quy định rõ ràng một số trường hợp mà chồng không được phép đơn phương ly hôn.

2. Trường hợp chồng không được đơn phương ly hôn

Mặc dù có quyền yêu cầu ly hôn,tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, người chồng không được phép đơn phương ly hôn. Cụ thể theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định 03 trường hợp sau không được đơn phương ly hôn như sau:

  • Vợ đang có thai.
  • Vợ mới sinh con.
  • Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Căn cứ theo quy định trên, pháp luật đang hạn chế quyền ly hôn đơn phương của người chồng trong khoảng thời gian này là nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con nhỏ trong thời kỳ hôn nhân. Đây được đánh giá là điểm nhân văn của pháp luật hiện hành Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Về mặt pháp lý, Tòa án chỉ giải quyết ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng có căn cứ chứng thực về hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm trầm trọng về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, dẫn đến đời sống hôn nhân không thể tiếp tục.Như vậy, trường hợp vợ/chồng không cung cấp bằng chứng liên quan đến những ảnh hưởng trong quan hệ hôn nhân, Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương.

3. Ai là người nuôi dưỡng con khi chồng đơn phương ly hôn?

Ai là người nuôi dưỡng con khi chồng đơn phương ly hôn?

Ai là người nuôi dưỡng con khi chồng đơn phương ly hôn?

Vấn đề nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, vợ, chồng được quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (Tòa án sẽ xem xét điều kiện kinh tế, môi trường sống và khả năng chăm sóc con của cả cha và mẹ để quyết định ai là người trực tiếp nuôi dưỡng).  

Tuy nhiên, có hai trường hợp đặc biệt cần lưu ý là:

  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; 
  • Nếu con dưới 36 tháng tuổi,thì người mẹ sẽ đương nhiên là người nuôi dưỡng trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên hoặc tòa án thấy rằng mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc con.

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp

Chồng không có mặt ở Việt Nam thì có được đơn phương ly hôn không?

Chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn ngay cả khi không có mặt ở Việt Nam. Trong trường hợp này, chồng có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người khác đại diện tại tòa án.

Nếu vợ bị tâm thần thì chồng có được ly hôn không?

Nếu vợ bị tâm thần, chồng vẫn có quyền ly hôn. Tuy nhiên, quy trình sẽ phức tạp hơn và cần có sự giám định y khoa về tình trạng sức khỏe của vợ.

Chồng có phải chu cấp cho vợ sau khi ly hôn không?

Nếu sau khi ly hôn, vợ gặp khó khăn trong việc tự nuôi sống bản thân, tòa án có thể yêu cầu chồng phải chu cấp một khoản trợ cấp nuôi dưỡng cho vợ.

Vợ không đồng ý ly hôn thì làm sao?

Trong trường hợp vợ không đồng ý ly hôn, nhưng chồng vẫn muốn ly hôn, tòa án sẽ tiến hành hòa giải giữa hai bên. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ xem xét các yếu tố như nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân, mức độ mâu thuẫn, và quyết định có cho phép ly hôn hay không. Tòa án sẽ đưa ra quyết định dựa trên cơ sở rằng hôn nhân có còn hạnh phúc hay không, và có thể cho phép ly hôn ngay cả khi vợ không đồng ý nếu tình trạng hôn nhân trở nên nghiêm trọng.

Từ xa xưa, người chồng được xem như là trụ cột của gia đình, nên xét về một vài khía cạnh thì việc Ly hôn đơn phương từ phía người chồng là một quá trình phức tạp và khó khăn. Chính vì thế, việc nắm bắt đúng các quyền và nghĩa vụ của mình sẽ giúp các bên liên quan đưa ra quyết định chính xác và bảo vệ quyền lợi của mình trong suốt quá trình này.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo