Có rút đơn ly hôn đơn phương lại được không?

Trong một số trường hợp, một bên có thể muốn rút lại đơn ly hôn đơn phương vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như quyết định hàn gắn mối quan hệ hoặc nhận ra rằng việc ly hôn không phải là giải pháp tốt nhất cho gia đình. Vậy câu hỏi đặt ra là: Có thể rút đơn ly hôn đơn phương lại được không? Bài viết sau đây sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này về giải đáp một số thắc mắc về khía cạnh liên quan khác.

Có rút đơn ly hôn đơn phương lại được không?

Có rút đơn ly hôn đơn phương lại được không?

1. Có rút đơn ly hôn đơn phương lại được không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoàn toàn có thể rút đơn ly hôn đơn phương nếu người nộp đơn thay đổi ý định trước khi tòa án ra quyết định chính thức về vụ việc.Đây được xem là Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định tại Điều 5 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. 

Mặc khác, để lý giải cho câu trả lời này, ta có thể căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã nêu rõ: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” Đồng thời, Quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Như vậy, chỉ khi hai vợ, chồng đã gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và được Tòa án ban hành bản án, quyết định ly hôn thì vợ chồng mới được xem là thực sự ly hôn tại thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định ly hôn.

Tuy nhiên, để việc rút đơn ly hôn được thực hiện hợp pháp, người nộp đơn cần tuân thủ một số quy trình và điều kiện nhất định.

2. Ai là người có quyền rút đơn ly hôn đơn phương?

Theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015,  khi người khởi kiện quyết định rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành đình chỉ vụ án dân sự. Tại thời điểm này, Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý, trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ đi kèm. Tòa án phải sao chụp, lưu lại để làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại hoặc kiến nghị trong trường hợp có yêu cầu.

Ngoài ra, trong phiên tòa đang xét xử, nguyên đơn sẽ được hỏi về việc có thay đổi, bổ sung hoặc rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu ly hôn không. Nếu việc rút đơn yêu cầu ly hôn được xác nhận là tự nguyện, Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử.

Như vậy, trong trường hợp này ta thấy, người có quyền rút đơn ly hôn đơn phương là người đã đứng tên nộp đơn tại tòa án- tức là nguyên đơn.  Điều này có nghĩa là nếu một người chồng hoặc vợ đã nộp đơn ly hôn đơn phương, chỉ có họ mới có quyền yêu cầu rút lại đơn trước khi tòa án ra phán quyết cuối cùng. Việc này đảm bảo rằng quyết định rút đơn là hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc bởi bất kỳ bên thứ ba nào.

3. Khi nào được rút đơn ly hôn đơn phương?

Khi nào được rút đơn ly hôn đơn phương?

Khi nào được rút đơn ly hôn đơn phương?

Đối với trường hợp rút lại đơn khởi kiện, chúng ta phải căn cứ vào từng giai đoạn thời gian mà Tòa đã thụ lý vụ án hay chưa?  Nếu Tòa vẫn chưa thụ lý vụ án, thì thủ tục rút đơn ly hôn trở nên dễ dàng hơn. 

Cụ thể, ăn cứ tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”. Theo đó, đối với vụ án ly hôn,  đương sự hoàn toàn có quyền rút lại đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để giải quyết vụ án của mình.

Tuy nhiên, sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án, việc rút đơn ly hôn phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: 

3.1. Rút đơn ly hôn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm

Người nộp đơn có quyền rút đơn bất cứ lúc nào trước khi phiên tòa sơ thẩm được mở. Việc này thường được thực hiện bằng cách nộp văn bản yêu cầu rút đơn lên tòa án. Sau khi nhận được đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện, thì Tòa án sẽ đình chỉ vụ án theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 217, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

3.2. Rút đơn khởi kiện trong Phiên tòa sơ thẩm 

Nếu phiên tòa đã bắt đầu nhưng chưa có quyết định chính thức, người nộp đơn vẫn có thể rút đơn. Tuy nhiên, việc này cần được sự chấp thuận của tòa án và phải có lý do chính đáng.

Cụ thể, căn cứ tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rõ : “Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.

Từ căn cứ trên ta thấy,  trong khi phiên Tòa đang diễn ra mà đương sự không muốn ly hôn nữa thì có quyền rút đơn yêu cầu ly hôn và xét thấy việc rút đơn là tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút. Khi đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo. 

Cần lưu ý rằng, để được rút đơn ly hôn đơn phương thì điều kiện kèm theo là sự tự nguyện của nguyên đơn, không có hành vi gian dối và trái quy định pháp luật.

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp

Nếu đã rút đơn ly hôn đơn phương, có thể nộp lại không?

Có, người đã rút đơn ly hôn đơn phương có quyền nộp lại đơn ly hôn mới nếu họ quyết định rằng đó là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc nộp lại cần phải tuân thủ đúng quy trình pháp lý như ban đầu.

Rút đơn ly hôn có cần sự đồng ý của bên kia không?

Không, việc rút đơn ly hôn đơn phương chỉ cần sự quyết định từ phía người nộp đơn, không cần sự đồng ý của bên còn lại. Tuy nhiên, nếu cả hai bên đồng ý hủy bỏ việc ly hôn, có thể chuyển đổi sang hình thức thỏa thuận hòa giải.

Có bị phạt hay chịu trách nhiệm pháp lý khi rút đơn không?

Thông thường, việc rút đơn ly hôn đơn phương không bị phạt hay chịu trách nhiệm pháp lý, trừ khi có chứng cứ cho thấy việc nộp đơn ly hôn được sử dụng với mục đích không chính đáng hoặc gây thiệt hại cho bên còn lại.

Việc rút đơn ly hôn đơn phương là một quyền lợi của người nộp đơn, tuy nhiên cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật để tránh những rắc rối không đáng có. Quyết định ly hôn hay hủy bỏ đơn ly hôn đều là những quyết định quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của mỗi cá nhân và gia đình. Do đó, cần có sự suy nghĩ kỹ lưỡng và tìm kiếm sự tư vấn pháp lý chuyên nghiệp trước khi tiến hành bất kỳ bước đi nào trong quá trình này.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo