Việc ly hôn đơn phương đòi hỏi người yêu cầu phải đưa ra lý do chính đáng và được tòa án chấp nhận. Chính vì vậy, việc tìm hiểu lý do ly hôn, nguyên nhân dẫn đến ly hôn là vấn đề quan trọng trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến câu hỏi lý do ly hôn đơn phương là gì, cũng như những vấn đề pháp lý có liên quan.
Lý do ly hôn đơn phương là gì?
1. Ai là người có quyền đơn phương ly hôn?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn. Cụ thể, căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Quyền ly hôn đơn phương này được thực hiện khi một trong hai bên nhận thấy hôn nhân không còn có thể duy trì, và mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân đó mà không cần sự đồng thuận của bên kia. Tuy nhiên, quyền này không phải là tuyệt đối và có những hạn chế nhất định trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
2. Lý do ly hôn đơn phương là gì?
Lý do để yêu cầu ly hôn đơn phương phải là những lý do chính đáng, được pháp luật công nhận. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình, được hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐ thì một số lý do thường dẫn đến ly hôn đơn phương bao gồm:
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình:.Một trong những lý do phổ biến nhất để yêu cầu ly hôn đơn phương là bạo lực gia đình. Nếu một bên vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của bên còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì bên bị tổn hại có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.
- Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng .Tức là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia. Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình.
- Không có tình nghĩa vợ chồng. Đối với tiêu chí này, nên gọi đúng hơn đó là không còn tình cảm vợ chồng với nhau nữa, điều đó xảy ra khi một bên cảm thấy hôn nhân không còn tình cảm, không còn sự gắn bó và chung sống trở nên vô nghĩa, đây cũng có thể là lý do để yêu cầu ly hôn đơn phương. Ví dụ như: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;
- Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình.Nếu phát hiện vợ hoặc chồng ngoại tình, một bên có thể yêu cầu ly hôn đơn phương, đặc biệt khi việc ngoại tình gây ra sự tổn thương nghiêm trọng đến mối quan hệ hôn nhân
- Mâu thuẫn vợ chồng kéo dài, không thể điều hòa được. Điều này biểu hiện ở hành vi vợ hoặc chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau; Hoặc Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
3. Tòa án có xem xét lý do trong ly hôn thuận tình không?
Tòa án có xem xét lý do trong ly hôn thuận tình không?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình quy định thì “Thuận tình ly hôn là rường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Khác với ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình là khi cả hai bên vợ chồng đều đồng ý chấm dứt hôn nhân và đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề như con cái, tài sản.
Mặc khác với trách nhiệm vận động, kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình giúp các đương sự được quy định tại Điều 4 Luật HNGĐ năm 2014 thì khi có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải làm rõ xem tính thật giả, tính chính xác, và tính đúng đắn của yêu cầu này trước khi công nhận nó.
Đây chính là lý do khi yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn người yêu cầu vẫn phải trình bày lý do ly hôn theo đúng căn cứ để được Tòa án chấp nhận.trong trường hợp này, tòa án thường không đi sâu vào việc xem xét lý do dẫn đến ly hôn, mà chủ yếu tập trung vào việc xem xét các thỏa thuận giữa hai bên có đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan, đặc biệt là quyền lợi của con cái hay không.
Tuy nhiên, nếu có tranh chấp về các thỏa thuận hoặc khi tòa án nhận thấy cần bảo vệ quyền lợi của các bên, tòa án có thể xem xét lại lý do dẫn đến việc ly hôn.
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Có cần bằng chứng khi yêu cầu ly hôn đơn phương không?
Để yêu cầu ly hôn đơn phương được chấp nhận, bên yêu cầu cần cung cấp các bằng chứng chứng minh lý do ly hôn như chứng cứ về bạo lực gia đình, ngoại tình, hoặc mâu thuẫn không thể hòa giải.
Có thể ly hôn đơn phương khi chồng/vợ không đồng ý ly hôn không?
Có, bạn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương ngay cả khi bên kia không đồng ý. Tòa án sẽ xem xét và quyết định dựa trên các lý do và chứng cứ mà bạn cung cấp.
Ly hôn đơn phương có cần sự tham gia của cả hai bên không?
Khi yêu cầu ly hôn đơn phương, tòa án sẽ triệu tập cả hai bên để tham gia các phiên hòa giải và xét xử. Tuy nhiên, nếu bên kia không tham gia mà không có lý do chính đáng, tòa án vẫn có thể tiếp tục xét xử và ra quyết định.
Lý do ly hôn đơn phương là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc tòa án có chấp nhận yêu cầu ly hôn hay không? Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như chuẩn bị đầy đủ chứng cứ là cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi rơi vào trường hợp bất đắc dĩ này.
Nội dung bài viết:
Bình luận