Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn

Ly hôn đơn phương vắng mặt là trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu và người kia không có mặt tại phiên tòa theo sự triệu tập từ Tòa án. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, nguyên đơn muốn ly hôn đơn phương nhưng không muốn hoặc không thể có mặt tại Tòa án. Vậy, nguyên đơn có được quyền yêu cầu xét xử vắng mặt trong vụ án ly hôn hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn thì tòa giái quyết sao?

1. Nguyên đơn có quyền yêu cầu xét xử vắng mặt trong vụ án ly hôn đơn phương không?

Theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì nguyên đơn được phép vắng mặt trong vụ án ly hôn của mình. Tuy nhiên, sự vắng mặt này ảnh hưởng đến thời gian giải quyết thủ tục ly hôn. Cụ thể:

Trường hợp phiên tòa bị hoãn khi nguyên đơn vắng mặt:

Trong lần triệu tập hợp lệ lần thứ nhất của Tòa án, nếu nguyên đơn vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, nếu nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ án bình thường. 

Trong lần triệu tập hợp lệ lần thứ hai của Tòa án, nguyên đơn hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; tuy nhiên, trường hợp vắng mặt ở đây phải vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án hoãn phiên tòa. 

Thời gian một phiên tòa sơ thẩm bị hoãn tối đa là 1 tháng (căn cứ khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015), sau 1 tháng, tòa án sẽ tiếp tục triệu tập lại nguyên đơn để giải quyết vụ việc. 

Trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ việc ly hôn khi nguyên đơn vắng mặt:

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. 

Đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án sẽ dừng mọi hoạt động tố tụng, trả lại hồ sơ. Tuy nhiên, nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện, nộp hồ sơ để giải quyết lại từ đầu theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục ly hôn đơn phương khi nguyên đơn vắng mặt

Căn cứ Điều 238 Bộ luật Tố tụng Dân sự, thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn thực hiện tương tự như thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn, xem cụ thể trình tự thủ tục ly hôn đơn phương khi bị đơn vắng mặt tại: https://accgroup.vn/ly-hon-don-phuong-vang-mat

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn

Đương sự cần chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương;
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu, CCCD của vợ, chồng và giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
  • Tài liệu minh chứng phần tài sản chung của vợ chồng (nếu có).
  • Các tài liệu khác liên quan đến quan hệ hôn nhân,…

Bước 2: Tòa án xem xét và thụ lý vụ án

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự nộp đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Bước 3: Hòa giải và chuẩn bị xét xử

Sau khi nhận hồ sơ từ nguyên đơn, Tòa án tiến hành xem xét hồ sơ trong 05 ngày làm việc.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Tòa gửi thông báo đến nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí và ra quyết định thụ lý vụ án tính từ thời điểm nguyên đơn hoàn thành nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Tòa án phải ra thông báo bằng văn bản nêu rõ yêu cầu nguyên đơn bổ sung hoặc sửa đổi.

Thủ tục đơn phương ly hôn vắng mặt được thực hiện như một thủ tục vụ án dân sự, vì thế Tòa sẽ triệu tập hòa giải khi ra quyết định thụ lý vụ án.

Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử

Căn cứ theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án khuyến khích vợ chồng hòa giải khi có yêu cầu ly hôn. Tòa án sẽ tiến hành mở hòa giải ở cơ sở để các bên thỏa thuận với nhau.

Tuy nhiên, nếu bị đơn cố tình vắng mặt trong lần triệu tập hòa giải thứ hai, khi đó vụ án ly hôn được xem là hòa giải không thành công.

Bước 5: Ra bản án ra ly hôn

Sau khi giải quyết các vấn đề về quan hệ hôn nhân, Tòa án sẽ đưa ra quyết định/bản án sơ thẩm hợp lệ về ly hôn. Đương sự có quyền kháng cáo trong trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn.

Bên cạnh đó, Tòa án căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, chứng cứ liên quan để tiến hành thủ tục xét xử

- Xét xử vắng mặt nguyên đơn theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện: Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, trong đó có lý do vắng mặt được Tòa án chấp nhận;

- Chủ tọa phiên tòa công bố lý do nguyên đơn vắng mặt.

- Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.

- Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

3. Các lưu ý khi nguyên đơn vắng mặt trong ly hôn đơn phương

Các lưu ý khi ly hôn đơn phương nguyên đơn vắng mặt

Trường hợp vắng mặt bằng cách ủy quyền cho người khác thực hiện các quy trình thủ tục 

Nội dung ủy quyền là việc thay mặt nộp, nhận hồ sơ tài liệu hoặc tiền tạm ứng án phí. Khi làm việc tại Tòa án hoặc các cơ quan tố tụng khác, người được ủy quyền phải chứng minh được tư cách của mình.

Bên nguyên đơn và bên được ủy quyền cần lập giấy ủy quyền (có công chứng, chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc văn phòng công chứng). Chỉ khi có giấy tờ ủy quyền, Tòa án mới chấp nhận việc một người thay mặt nguyên đơn thực hiện một số công việc trong thủ tục ly hôn.

Khi ly hôn đơn phương, nguyên đơn chỉ được ủy quyền khi phân chia hay tranh chấp tài sản chung còn việc ly hôn và tranh chấp con chung không được ủy quyền lại.

Trường hợp nguyên đơn gửi đơn đề nghị vắng mặt cho Tòa án 

Đơn đề nghị vắng mặt phải nêu được các nội dung cụ thể gồm: Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương vắng mặt; Thời gian, địa điểm lập; Thông tin nhân thân và thông tin liên hệ của người làm đơn; Căn cứ, lý do và đề nghị đối với việc vắng mặt trong các phiên làm việc tại Tòa án.

Trường hợp vắng mặt vì lý do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan:

Ngoài đơn xét xử vắng mặt ra thì một điểm đáng lưu ý khác là nguyên đơn phải chứng minh được lý do mình vắng mặt là vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. 

Để xác định lý do đó có phải là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hay không thì có thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự. Theo đó, “sự kiện bất khả kháng” là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn “trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

4. Giải đáp thắc mắc về chủ đề: Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn

Theo pháp luật Việt Nam, việc ly hôn đơn phương vắng nguyên đơn có được không? 

Trả lời: Theo pháp luật Việt Nam, việc ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn không được chấp nhận. Một trong hai phải có một lý do hợp lý để yêu cầu hôn và phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Làm đơn ly hôn đơn phương cần giấy xác nhận của UBND xã không?

Trả lời: Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi đương sự cư trú hoặc làm việc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn. 

Như vậy, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân cấp quận huyện, do đó hồ sơ ly hôn được nộp trực tiếp lên Tòa án nên không cần thông qua giấy xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã. 

Ly hôn đơn phương khi vợ/chồng đi khỏi nơi cư trú phải làm như thế nào?

Tòa án nhân dân nơi đương sự cư trú hoặc làm việc là đơn vị có đủ thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn. Trong trường hợp vợ hoặc chồng rời khỏi nơi cư trú và không xác định được nơi ở hiện tại, đôi bên cần thực hiện thủ tục tuyên bố vợ/chồng mất tích theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn có được chia tài sản không?

Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn vẫn được quyền chia tài sản chung nếu tài sản đó được hình thành, tạo lập từ công sức của cả hai vợ, chồng. 

Nếu một bên không có lý do hợp lý để yêu cầu hôn đơn phương, họ có thể bị từ chối không? 

Nếu một bên không có lý do hợp lý để yêu cầu hôn đơn phương, họ có thể bị từ chối. Họ sẽ phải chờ thời gian quy định pháp luật để yêu cầu hôn theo hình thức thông thường.

Để được vắng mặt trong thủ tục ly hôn đơn phương, nguyên đơn cần làm gì?

Nguyên đơn cần nộp đơn yêu cầu xét xử vắng mặt, hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.

Nếu có một lý do hợp lý để bị đơn từ chối việc hôn đơn phương, họ có thể bị phạt không? 

Nếu có lý do hợp lý để từ chối hôn hôn đơn phương, họ không bị phạt theo luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, việc ly hôn vẫn phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi thường gặp

  1. Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn thì tòa giải quyết như thế nào?

Sau hai lần triệu tập hợp lệ của Tòa án mà nguyên đơn vẫn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa, tòa án sẽ coi đó là từ bỏ việc khởi kiện và đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. 

  1. Khi Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, nguyên đơn có được áp dụng lại quyền khởi kiện không?

Có, nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện và nộp hồ sơ để giải quyết lại từ đầu theo quy định của pháp luật sau khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

    3. Thủ tục ly hôn đơn phương khi nguyên đơn vắng mặt có những bước nào cụ thể?

Thủ tục này bao gồm chuẩn bị hồ sơ ly hôn, nộp đơn tại Tòa án, hòa giải và chuẩn bị xét xử, đưa vụ án ra xét xử, và cuối cùng là ra bản án ra ly hôn.

Cơ sở pháp lý và nguồn tham khảo:

1. Bộ luật Dân sự 2015

2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

3. Bộ luật Hôn nhân và gia đình 2014

4. Giáo trình Luật tố tụng dân dân , trường đại học Luật TPHCM

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo