Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về cây trồng 2023

Thông thường chúng ta hay nghe tới quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, hay kiểu dáng công nghiệp hoặc những tác phẩm âm nhạc. Vậy đã bao giờ bạn nghe đến quyền sở hữu trí tuệ về cây trồng? Điều kiện bảo hộ? Thủ tục thực hiện bảo hộ ra sao, có được chuyển giao hay không? Cùng công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết về quyền sở hữu trí tuệ về cây trồng trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Sở hữu trí tuệ về cây trồng là gì?

Quy định về sở hữu trí tuệ về cây trồng được thể hiện trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019.

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 giải thích định nghĩa sở hữu trí tuệ về cây trồng như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

5. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.”

Theo quy định này thì sở hữu trí tuệ về cây trồng áp dụng với chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân đối với cây trồng do họ chọn tạo hoặc phát hiện ra và sau đó phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu đối với giống cây trồng thông qua hợp đồng chuyển giao.

sở hữu trí tuệ về cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định.

2. Điều kiện để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng

Một giống cây trồng để được bảo hộ sở hữu trí tuệ về cây trồng phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, khác biệt, đồng nhất, sự ổn định, tên gọi phù hợp. Cụ thể tại Điều 158 đến Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019. Theo đó điều kiện để sở hữu trí tuệ về cây trồng là:

  • Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
  • Có tính mới;
  • Tính khác biệt; 
  • Tính đồng nhất;
  • Tính ổn định;
  • Tên phù hợp.

Trong đó:

+ Tính mới sở hữu trí tuệ về cây trồng thể hiện ở chỗ: nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

+ Tính khác biệt: Nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ; hoặc giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào; hoặc giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

+ Tính đồng nhất của giống cây trồng: Tức là nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.

+ Tính ổn định của giống cây trồng: Nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.

+ Tên của giống cây trồng: Vấn đề tên của giống cây cũng rất quan trọng khi xem xét các điều kiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.

Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.

Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây: Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó; Vi phạm đạo đức xã hội; Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó; Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả; Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.

3. Thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ về cây trồng mới nhất

Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về cây trồng được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 và được hướng dẫn chi tiết tại các Điều 8, 11, 12, 13, 14 Nghị định 88/2010/NĐ-CP.

Bước 1: Nộp đơn đăng ký

Để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ về cây trồng đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị 02 bộ đơn.

Đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ về cây trồng gồm các tài liệu sau:

+ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

+ Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;

+ Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Lưu ý khi chuẩn bị đơn bảo hộ sở hữu trí tuệ về cây trồng: Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:

+ Giấy uỷ quyền;

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

+ Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn

Trong đó, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên của đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm:

+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn;

+ Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.

Bước 2: Nộp đơn

Sau khi đã chuẩn bị đủ bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ về cây trồng thì bạn nộp tới cơ quan bảo hộ giống cây trồng theo một trong ba hình thức:

  • Nộp trực tiếp;
  • Nộp qua bưu điện;
  • Nộp qua mạng công nghệ thông tin.

Bước 3: Xác nhận đơn

Sau khi nhận được đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ về cây trồng thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, ghi số đơn, vào sổ đăng ký tiếp nhận đơn; gửi 01 bộ cho người nộp đơn.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn

Cơ quan bảo hộ giống cây trồng sẽ tiến hành thẩm định đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ về cây trồng theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 88/2010/NĐ-CP. Tức là cơ quan này sẽ xem đơn đăng ký có hợp lệ hay không, kiểm tra các tài liệu kèm theo.

Xử lý đơn không hợp lệ:

+ Từ chối đơn đăng ký bảo hộ và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn;

+ Thời hạn ba mươi (30) ngày quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ được xác định theo dấu bưu điện nơi nhận thông báo. Trường hợp dấu bưu điện mờ không đọc được, thời hạn này được xác định là bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hộ giống cây trồng gửi thông báo.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn

Sau khi tiến hành thẩm định hình thức cơ quan bảo hộ giống cây trồng sẽ tiếp tục thẩm định nội dung đơn theo Điều 12 của Nghị định 88/2010/NĐ-CP về sở hữu trí tuệ về cây trồng.

Việc thẩm định nội dung đơn bao gồm:

  • Thẩm định tên;
  • Thẩm định tính mới;
  • Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật (khảo nghiệm DUS).

Trong đó:

Điều 13. Thẩm định tên giống cây trồng

1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định sự phù hợp của tên giống cây trồng được đề xuất so với tên của các giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống cây trồng đó đã được thừa nhận ở Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Trường hợp tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ không phù hợp theo quy định, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho người nộp đơn thay đổi tên giống cây trồng theo quy định. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng, người nộp đơn phải đề xuất tên gọi mới của giống cây trồng phù hợp theo quy định. Quá thời hạn trên, người nộp đơn không đề xuất tên gọi mới phù hợp, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền từ chối đơn.

3. Trường hợp người nộp đơn muốn thay đổi tên giống cây trồng, trong thời gian từ khi nộp đơn đến trước khi cấp bằng bảo hộ, người nộp đơn phải đề nghị đổi tên giống đồng thời đề xuất tên mới cho giống cây trồng đã đăng ký và nộp lệ phí theo quy định.

4. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm thông báo mọi thông tin liên quan đến tên giống cây trồng tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có ký thỏa thuận với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

5. Tên chính thức của giống cây trồng là tên được thừa nhận tại thời điểm ban hành quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

Điều 14. Thẩm định tính mới

1. Thẩm định tính mới của giống cây trồng đăng ký bảo hộ gồm các nội dung sau:

a) Thẩm định các thông tin trong tờ khai đăng ký bảo hộ;

b) Xử lý các ý kiến phản hồi, khiếu nại (nếu có) về tính mới của giống cây trồng đăng ký bảo hộ sau khi đơn được công bố.

2. Giống cây trồng không mất tính mới trong trường hợp trước ngày nộp đơn một năm, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền tiến hành chuyển giao vật liêu nhân của giống cây trồng đăng ký bảo hộ để khảo nghiệm, sản xuất thử tại Việt Nam nhằm mục đích công nhận giống cây trồng đó theo quy định.

Điều 15. Các hình thức khảo nghiệm kỹ thuật

1. Khảo nghiệm kỹ thuật được thực hiện theo 1 trong 4 hình thức sau:

a) Khảo nghiệm kỹ thuật do tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định;

b) Khảo nghiệm kỹ thuật do người nộp đơn tự thực hiện;

c) Sử dụng kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đã có do người nộp đơn cung cấp;

d) Hợp đồng với tổ chức, cá nhân của nước là thành viên UPOV để khảo nghiệm hoặc để mua kết quả khảo nghiệm đã có.

2. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng căn cứ vào đơn đăng ký và điều kiện thực tế để lựa chọn một trong những hình thức khảo nghiệm kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp khảo nghiệm kỹ thuật tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam, phải theo quy phạm khảo nghiệm DUS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; trường hợp chưa ban hành thì theo quy phạm khảo nghiệm của UPOV.

4. Trường hợp thuộc điểm a khoản 1 Điều này, nếu kết quả khảo nghiệm chưa thỏa đáng, người nộp đơn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân khảo nghiệm đã thực hiện khảo nghiệm trước đó hoặc tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được chỉ định khác thực hiện khảo nghiệm lại và phải nộp phí khảo nghiệm lại theo quy định. Yêu cầu khảo nghiệm lại phải được làm bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do và chứng cứ chứng minh yêu cầu khảo nghiệm lại.

5. Phí khảo nghiệm quy định tại khoản 4 Điều này sẽ được trả lại cho người nộp đơn nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy lý do và chứng cứ của người nộp đơn đưa ra là đúng.

4. Dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại công ty Luật ACC

Bạn muốn bảo hộ sở hữu trí tuệ về cây trồngnhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian? Bạn lo ngại các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà? Bạn sợ mình đang vi phạm bản quyền hay xâm phạm đến nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hay chưa biết cách bảo vệ bí mật kinh doanh trong sở hữu trí tuệ về cây trồng của mình cho an toàn nhất?....

Vậy tại sao bạn không lựa chọn dịch vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ về cây trồng cho mình của các đơn vị chuyên về dịch vụ này. Tuy nhiên, thị trường có rất nhiều đơn vị quảng cáo với nội dung rất hấp dẫn nên gây cho khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị nào cung ứng dịch vụ cho mình. Do đó, bạn cần thận trọng, xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề để tránh tình trạng tiền mất tật mang. 

Một công ty cung cấp dịch vụ uy tín phải là người lắng nghe khách hàng từ đầu và tận tâm trong suốt quá trình và ngay cả sau khi đã thực hiện xong công việc. Một trong những đơn vị uy tín và điển hình là công ty Luật ACC. Là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, có trình độ cao, tận tụy.

ACC đem lại cho bạn những lợi ích gì?

  • Chúng tôi lắng nghe vấn đề bạn đang gặp phải và nghe mong muốn của bạn khi đến gặp ACC;
  • Tư vấn ban đầu về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ về cây trồng;
  • Trực tiếp soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…. tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Chủ động theo dõi tiến độ đăng ký và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký cũng như báo cáo tiến độ thực hiện cho khách hàng;
  • Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả kết quả cho khách hàng đúng hẹn;
  • Chi phí hợp lý phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về cây trồng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quyền sở hữu trí tuệ về cây trồng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (240 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo