Các Quyền Kiểu Dáng Công Nghiệp [Chi Tiết 2023]

Trong đời sống ngày nay; mỗi sản phẩm đều có kiểu dáng riêng của mình. Nhưng chỉ được coi là kiểu dáng công nghiệp và được sự bảo hộ của pháp luật khi chủ kiểu dáng công nghiệp nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Bài viết dưới đây chúng tôi đề cập đến các quy định về quyền kiểu dáng công nghiệp. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Các Quyền Kiểu Dáng Công Nghiệp [chi Tiết 2023]

Các Quyền Kiểu Dáng Công Nghiệp [Chi Tiết 2023]

1. Những kiểu dáng được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có tính mới;

2. Có tính sáng tạo;

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.

– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

– Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

2. Tác giả kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau: Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

3. Quyền kiểu dáng công nghiệp

Theo Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả kiểu dáng công nghiệp là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng kiểu dáng công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng kiểu dáng công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

Tác giả kiểu dáng công nghiệp có quyền nhân thân và quyền tài sản.

a. Quyền nhân thân gồm các quyền sau đây:

- Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;

- Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về kiểu dáng công nghiệp.

b. Quyền tài sản của tác giả kiểu dáng công nghiệp là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 18 Nghị định 103/2006/NĐ-CP:

Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.

- Quyền nhận thù lao của tác giả được bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

4. Quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời gian bao lâu?

Tác giả kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bảo hộ sản phẩm của mình dưới hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc bảo hộ dưới dạng quyền tác giả tác phẩm khoa học. Nếu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, họ sẽ có quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 tức là 15 năm.

- Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

+ 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

+ 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

- Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

- Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Còn nếu họ đăng ký bảo hộ dưới dạng quyền tác giả tác phẩm khoa học thì sẽ được thời hạn bảo hộ theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định:

- Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

- Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

+ Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

5. Các đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

Căn cứ theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định những đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

6. Hành vi nào xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp?

Tại Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là các hành vi sau đây:

- Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

Trên đây là nôi dung chia sẻ của chúng tôi về quy định quyền kiểu dáng công nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đoc sẽ có thêm những thông tin hữu ích trong lĩnh vực bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Nếu bạn đọc có vướng mắc phát sinh, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi tại ACC để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (858 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo