Quy Định Quyền Của Chủ Sở Hữu Kiểu Dáng Công Nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Vậy chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến quy định về quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Quy Định Quyền Của Chủ Sở Hữu Kiểu Dáng Công Nghiệp

Quy Định Quyền Của Chủ Sở Hữu Kiểu Dáng Công Nghiệp

1. Tác giả của các đối tượng sở hữu công nghiệp

Các đối tượng sở hữu công nghiệp đều do con người tạo ra nhưng không phải tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp đều được pháp luật thừa nhận là có tác giả.

Trong các đôi tượng sở hữu công nghiệp pháp luật bảo hộ, những đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả gồm: chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh.

Tác giả là người đã sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Người sáng tạo ra các đối tượng này là cá nhân bằng lao động có tính sáng tạo tạo ra sản phẩm được pháp luật thừa nhận. Pháp luật quy định ” bằng lao động sáng tạo” nhằm phân biệt hình thức lao động đặc biệt của tác giả với hình thức lao động khác không phải hoạt động sáng tạo ( người giúp sức cho tác giả, hỗ trợ kĩ thuật, người thực hiện những công việc theo sự chỉ đạo của tác giả,…)

Đồng tác giả là những người cùng sáng tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Có thể tồn tại hai hay nhiều người độc lập nghiên cứu và ra cùng kết quả, tạo ra một đối tượng nhất định. Trong trường hợp đó, pháp luật ưu tiên bảo vệ người nộp đơn đăng kí đầu tiên ( Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên).

2. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.

2.1 Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Như vậy, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

2.2 Đối với nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

Lưu ý, Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.

2.3 Đối với tên thương mại

Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

2.4 Đối với bí mật kinh doanh

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2.5 Đối với chỉ dẫn địa lý

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

3. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Các đối tượng sở hữu công nghiệp có thể chia thành hai nhóm nếu dựa trên căn cứ về trình tự xác lập quyền đó là các đối tượng được xác lập dựa trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí, thiết kế bố trí mạch tích hợp và các đối tượng được xác lập tự động dựa trên thực tế khai thác và sử dụng chúng.

Với nhóm thứ nhất, chủ sở hữu chính là chủ văn bằng bảo hộ, là những người đứng tên là chủ sở hữu của các giấy chứng nhận đăng kí quyền sở hữu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Với nhóm thứ hai thì chủ sở hữu là những người đang thực tế sử dụng, khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp và nếu có tranh chấp xảy ra thì họ phải chứng minh được quyền hợp pháp của mình trước các đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp còn là người được chuyển giao quyền sở hữu thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc thông qua nhận di sản thừa kế.

Theo quy định của pháp luật chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền cơ bản như sau:

– Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Sử dụng, đưa đối tượng sở hữu công nghiệp vào khai tác để thu được các lợi ích từ chúng mang lại. Đây có thể xem như một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp: Đây là quyền của người đăng kí bảo hộ các đối tượng đó được phát sinh từ ngày đơn đăng kí bảo hộ được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố công khai đến ngày được cấp bằng độc quyền đối với các đối tượng đó.

– Quyền chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người khác. Quyền này phải được thực hiện dưới hình thức kí kết hợp đồng bằng văn bản.

– Quyền định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp: Có nhiều cách thức để chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình như: chuyển nhượng quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu, để lại thừa kế, dịch chuyển quyền ( sáp nhập, hợp nhất, chia tách,..)

– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh: Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Trên đây là những quy định về quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Nếu bạn đọc có vướng mắc phát sinh, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại ACC để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (518 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo