Quy trình đấu thầu xây dựng theo quy định của pháp luật

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu xây dựng đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp… trong đó đấu thầu xây dựng rất phổ biến hiện nay và được nhiều người quan tâm. Vậy quy trình đấu thầu xây dựng theo quy định của pháp luật như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về quy trình đấu thầu xây dựng theo quy định của pháp luật.

quy-trinh-dau-thau-xay-dung-1

Quy trình đấu thầu xây dựng theo quy định của pháp luật

1. Đấu thầu xây dựng là gì?

Trước hết ta cần hiểu đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu xây dựng đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp… Tất cả các hoạt động được dựa trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch và mang lại hiệu quả kinh tế.

Đấu thầu xây dựng là quá trình thông qua đó một tổng thầu (và, đôi khi, một kiến trúc sư) được chọn để làm việc trong một dự án xây dựng.

2. Điều kiện để tổ chức đấu thầu xây dựng

Để tổ chức đầu thầu được hợp lệ thì đơn vị mời thầu cần phải đáp ứng được các quy định như:

  • Phải có văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền.
  • Kế hoạch tổ chức đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp trên phê duyệt.
  • Riêng với trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện thì điều kiện tổ chức đấu thầu là phải có văn bản chấp thuận của người hoặc cấp có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu được phê duyệt.

3. Trình tự, thủ tục đấu thầu xây dựng

Việc đấu thầu xây dựng được thực hiện trình tự, thủ tục sau đây:

Bước 1 : Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu bao gồm: Thư mời thầu, mẫu đơn dự thầu, chỉ dẫn đối với nhà thầu, các điều kiện ưu đãi (nếu có)...

Bước 2: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu

Gửi thư mời thầu được thực hiện đối với các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế, đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tư vấn đã có danh sách ngắn được chọn. Thông báo mời thầu áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi.

Bước 3 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

- Nhận hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu.

- Quản lý hồ sơ dự thầu

Việc quản lý hồ sơ dự thầu được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ ‘Mật’.

Bước 4 : Mở thầu

Bên mời thầu mời đại diện của từng nhà thầu và có thể mời đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan đến tham dự mở thầu để chứng kiến. Việc mở thầu được tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nhà thầu được mời.

Bước 5: Đánh giá xếp hạng nhà thầu

Việc đánh giá sơ bộ là nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bao gồm: Kiểm tra tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu, Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu, Làm rõ hồ sơ dự thầu

Bước 6:Trình duyệt kết quả đấu thầu

Chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét xin phê duyệt.

Bước 7: Công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng

4. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức

Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

- Hạch toán tài chính độc lập;

- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

- Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

Như vậy, nhà thầu, nhà đầu tham gia vào đấu thầu xây dựng cũng phải đáp ứng các điều kiện này.

5. Hệ thống đấu thầu xây dựng trực tuyến

Hiện nat, internet đã thay đổi đáng kể nhiều khía cạnh của ngành xây dựng, bao gồm cả quá trình đấu thầu xây dựng. Theo truyền thống, các công ty đấu thầu một dự án phải gửi một lượng lớn giấy tờ cho một khách hàng tiềm năng để xem xét. Ngày nay, giá thầu xây dựng có thể được tạo và gửi trực tuyến, kết thúc quá trình đấu thầu với một cú nhấp chuột.

Có cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép bạn xem, tải xuống và in bản vẽ xây dựng  để hoàn thành đề xuất giá thầu. Để có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu, các công ty xây dựng phải đăng ký và hoàn thành tất cả các yêu cầu ứng dụng.

Câu hỏi thường hợp

Đấu thầu xây dựng là gì?

Đấu thầu xây dựng là quá trình thông qua đó một tổng thầu (và, đôi khi, một kiến trúc sư) được chọn để làm việc trong một dự án xây dựng.

Đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên những nguyên tắc nào?

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.

3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại.

Có bao nhiêu phương thức lựa chọn nhà thầu?

Theo Luật Đấu thầu 2013 có 4 phương thức lựa chọn nhà thầu là:

- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

- Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ.

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thực hiện như thế nào?

Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy trình đấu thầu xây dựng theo quy định của pháp luật để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (389 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo