Nuôi động vật hoang dã cần giấy phép không? [Thủ tục 2024]

Theo quy định mới, người dân hiện nay hoàn toàn được phép nuôi động vật rừng thông thường mà chỉ cần thông báo tới cơ quan chức năng thay vì phải xin giấy phép về chăn nuôi như trước đây. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục nuôi động vật rừng thông thường.             

Động vật hoang dã thông thường hay động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.

Nuôi động vật hoang dã cần giấy phép không?
Nuôi động vật hoang dã cần giấy phép không?

1. Nuôi động vật rừng thông thường

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  • Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;
  • Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi theo quy định. Trong thời hạn tối đa 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường

Tổ chức, cá nhân nuôi loài động vật thuộc Danh mục động vật rừng thông thường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Động vật rừng nuôi có nguồn gốc hợp pháp, từ một trong các nguồn: Khai thác từ tự nhiên trong nước; nhập khẩu; mua bán; chuyển nhượng; tặng, cho từ tổ chức, cá nhân khác; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật;
  • Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường với số lượng lớp thú trên 20 (hai mươi) cá thể; lớp bò sát trên 50 (năm mươi) cá thể; lớp lưỡng cư trên 100 (một trăm) cá thể, khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 200 m.

Tham khảo thêm về giấy phép kinh doanh công ty qua bài viết của ACC.

3. Trình tự thủ tục nuôi động vật rừng thông thường

  • Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân có cơ sở nuôi động vật rừng thông thường thuộc danh mục động vật được phép nuôi theo quy định của pháp luật.
  • Cơ quan thực hiện: Cơ quan Kiểm lâm sở tại, cấp huyện nơi có cơ sở nuôi động vật rừng thông thường.
  • Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến cơ quan Kiểm lâm sở tại.

Thành phần và số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

  • Thông báo về việc đưa động vật rừng về cơ sở nuôi động vật rừng thông thường;
  • Các giấy tờ chứng minh động vật rừng đem về nuôi tại cơ sở là hợp pháp, có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng theo quy định.

Số lượng: 01 (một) bộ.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận trại nuôi

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, chấp thuận việc cơ sở nuôi động vật rừng thông thường đồng thời lập sổ theo dõi, quản lý.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan Kiểm lâm sở tại hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc

Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong thời hạn tối đa 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân chỉ cần gửi thông báo (kèm theo giấy tờ chứng minh nguồn gốc động vật rừng hợp pháp) đến Hạt Kiểm lâm cấp huyện để theo dõi, quản lý; đồng thời chủ cơ sở nuôi phải mở sổ ghi chép theo dõi vật nuôi.

Ngoài các điều kiện cụ thể về nuôi động vật rừng thông thường, các cơ sở chăn nuôi trong quá trình nuôi phải đảm bảo các điều kiện chung của cơ sở chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi như sau:

4. Điều kiện cơ sở chăn nuôi

  • Đáp ứng về quy mô chăn nuôi (bao gồm chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ).
  • Đơn vị vật nuôi và mật độ chăn nuôi.
  • Kê khai hoạt động chăn nuôi.
  • Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
    • Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định;
    • Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
    • Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
    • Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

5. Xử lý chất thải chăn nuôi

Xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại

Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản;
  • Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
  • Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;
  • Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ

  • Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
  • Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

6. Xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi

  • Tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi, thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.
  • Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, chủ chăn nuôi nông hộ phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi.

7. Các câu hỏi liên quan

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo bao nhiêu điều kiện?

- Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật
- Đảm bảo an toàn cho don người, thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú ý
- Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi theo quy định. Trong thời hạn tối đa 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải giữ thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cơ sở để chăn nuôi là gì?

- Đáp ứng về quy mô chăn nuôi (bao gồm chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông bộ).
- Đơn vị vật nuôi và mật độ chăn nuôi.
- Kê khai hoạt động chăn nuôi
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định
+ Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường chăn nuôi
+ Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
+ Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục nuôi động vật rừng thông thường gồm bao nhiêu bước?

Bước 1: Nộp hồ sơ
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận trại nuôi

✅ Thủ tục: Nuôi động vật hoang dã
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (631 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (8)

    Hoàng Hằng
    mình muốn nuôi một bé khỉ xin giấy phép như thế nào ???
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Chào anh, mình liên hệ 19003330 nhấn phím 1 để được tư vấn thủ tục nhé
    TRẢ LỜI
    Người mới
    Cho tôi hỏi, tôi đang nuôi 1 con rùa Sulcata Châu Phi, 4 con Iguana ( rồng Bam Mỹ) thì có cần làm giấy xin phép nuôi ko? Nếu có thì xin giấy và nộp giấy ở đâu? Chi phí như thế nào?
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    mình liên hệ 19003330 để gặp chuyên viên tư vấn nhé
    TRẢ LỜI
    Thành
    Nuôi ba ba gai có nguồn gốc gây nuôi trong nước. Chủ cơ sở có cần cấp mã số gây nuôi theo nghị định 84/2021 ko?
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo